Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Bản tái định cư Mường Chiên 1 tại xã Phổng Lái (Thuận Châu, Sơn La). Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Cuộc sống mới trên vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La, từ năm 2001, hơn 12.500 hộ dân tại tỉnh Sơn La đã nhường đất, di chuyển đến nơi ở mới. Đến nay, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đời sống của họ đã có những đổi thay rõ nét. Người dân các vùng tái định cư đang tích cực xây dựng quê hương mới, tạo nên những bản làng giàu đẹp.
Tuyến đường giao thông tại bản tái định cư Quỳnh Sơn, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn (Sơn La) bị xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Người dân kiến nghị sớm nâng cấp đường giao thông vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Sau nhiều năm di dân, nhường đất để xây dựng công trình thủy điện Sơn La, cuộc sống của người dân tái định cư ở huyện Mai Sơna (tỉnh Sơn La) đã dần ổn định. Tuy nhiên, đến nay, đường giao thông nội bản ở các điểm tái định cư đã xuống cấp nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Một góc bản Lếch, xã Chiềng Lao, huyện Mường La nơi có gần 60 hộ dân tái định cư đã quay trở về. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Sơn La: Người dân tái định cư quay về nơi ở cũ mong được tạo điều kiện ổn định cuộc sống

Sau khi Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được triển khai một thời gian, nhiều hộ dân tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã rời bỏ nơi ở mới, quay về nơi ở cũ để sinh sống, làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến đất đai, an sinh xã hội. Tỉnh Sơn La và huyện Mường La đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ổn định cuộc sống cho những hộ dân này.
Một điểm tái định cư thủy điện Sơn La. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN

Đồng bào Thái trắng giữ gìn bản sắc văn hóa tại vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Sau 16 năm đón đồng bào di dân tái định cư thủy điện Sơn La từ huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) về nơi ở mới ở huyện Mai Sơn (Sơn La), đến nay đời sống của người dân tại các khu, điểm tái định cư đã cơ bản ổn định. Nhiều khu, điểm tái định cư nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ và người dân tái định cư đoàn kết với người dân sở tại, cùng nhau xây dựng quê hương, bản làng ấm no, giàu đẹp. Đặc biệt, đồng bào Thái trắng tại các khu, điểm tái định cư luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, qua đó góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La.
Thủy điện Sơn La đảm bảo an toàn hồ, đập trước diễn biến phức tạp của thời tiết

Thủy điện Sơn La đảm bảo an toàn hồ, đập trước diễn biến phức tạp của thời tiết

Thủy điện Sơn La là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, chính vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn hồ chứa và đập luôn được đặt lên hàng đầu. Thời gian vừa qua, khi có những diễn biến phức tạp về thiên tai và mưa lũ, việc kiểm tra, giám sát để nhà máy vận hành ổn định đã được Công ty Thủy điện Sơn La chú trọng.
Tạo thương hiệu cá tép dầu sông Đà

Tạo thương hiệu cá tép dầu sông Đà

Cá tép dầu khô sông Đà là một trong những đặc sản của huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La và hiện hiện đang mang lại thu nhập ổn định cho các hộ dân tái định cư thủy điện Sơn La. Cá tép dầu khô sông Đà tựa như cá chỉ vàng của vùng biển nước mặn nhưng lại có vị thơm ngon khác lạ, được mọi người ưa thích và cũng là một món ăn không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Độc đáo mái nhà sàn lợp bằng đá của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay

Độc đáo mái nhà sàn lợp bằng đá của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay

Mường Lay (tỉnh Điện Biên) là thị xã có diện tích nhỏ nhất nước với địa giới hành chính gồm 2 phường và 1 xã, nằm gọn trong một thung lũng hẹp, dài, nơi ngã ba giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Nơi đây là địa bàn sinh sống của 9 cộng đồng dân tộc, là thủ phủ, trung tâm văn hóa của người Thái trắng Điện Biên. Hiện nay, dân tộc Thái ở Mường Lay chiếm tỷ lệ đông nhất với 70% dân số thị xã. Cộng đồng này còn lưu giữ những di sản văn hóa, nghi thức truyền thống độc đáo của người Thái trắng như: Lễ hội đua thuyền, Lễ Kin Pang Then, Xòe Thái cổ... Cùng với đó, hệ thống nhà sàn Thái cổ có mái lợp bằng đá đã tạo nên vẻ đẹp lôi cuốn cho những công trình kiến trúc nằm ven lòng hồ hiền hòa, thơ mộng.
17h: Mở thêm 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình

17h: Mở thêm 1 cửa xả đáy hồ Hòa Bình

Căn cứ nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và diễn biến tình hình thực tế hiện nay, mực nước các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Hồng đang ở mức cao, hồ Hòa Bình phải mở 1 cửa xả đáy; đồng thời đang xuất hiện vùng áp thấp trên Biển Đông có khả năng gây mưa trên lưu vực các hồ trong những ngày tới.
Hiệu quả công tác tăng cường cán bộ công an về cơ sở địa bàn tỉnh Lai Châu

Hiệu quả công tác tăng cường cán bộ công an về cơ sở địa bàn tỉnh Lai Châu

Khi mới chia tách (năm 2013), huyện Nậm Nhùn là địa phương thuộc diện an ninh trật tự phức tạp nhất của tỉnh Lai Châu. Tệ nạn ma túy, tuyên truyền đạo trái pháp luật diễn biến phức tạp;việc khiếu kiện liên quan đến đền bù tái định cư thủy điện Sơn La, Lai Châu trong nhân dân còn nhiều…Trước thực trạng đó, huyện Nậm Nhùn đã thực hiện chủ trương đưa công an chính quy về làm trưởng công an ở một số xã "điểm nóng" về an ninh, trật tự. Nhờ chủ trương đúng và cách làm phù hợp, đến nay an ninh trật tự ở nhiều xã vốn là "điểm nóng" đã ổn định.
Phát huy tiềm năng du lịch từ lòng hồ thủy điện Sơn La

Phát huy tiềm năng du lịch từ lòng hồ thủy điện Sơn La

Nằm bên lòng hồ thủy điện Sơn La, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên, là thị xã nhỏ nhất trong cả nước như có câu thơ đã viết "Thị xã hẹp trong một tầm tiếng gọi". Thị xã chỉ gồm hai phường và một xã. Từ lâu, thị xã Mường Lay được mệnh danh là “Viên ngọc quý” trên đỉnh trời Tây Bắc bởi cảnh vật ở đây khiến nhiều du khách mê say. Tận dụng thế mạnh từ lòng hồ thủy điện và những nét đẹp trong đời sống văn hóa để phát triển du lịch là vấn đề đang được chính quyền địa phương thị xã đặc biệt chú trọng.