Các huyện vùng cao Thanh Hóa xóa đói, giảm nghèo bền vững

Các huyện vùng cao Thanh Hóa xóa đói, giảm nghèo bền vững

Những năm qua, Thanh Hóa luôn quan tâm công cuộc giảm nghèo tại các huyện miền núi và thực hiện có hiệu quả bằng chương trình, dự án hỗ trợ người dân địa phương. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã quyết tâm vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng kinh tế gia đình và thay đổi diện mạo quê hương.

Công trình cấp nước tại xã Tam Lư, huyện Quan Sơn,Thanh Hóa không còn sử dụng được nữa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Nhiều công trình cấp nước ở vùng cao Thanh Hóa xuống cấp

Trên địa bàn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 501 công trình cấp nước tự chảy tập trung có quy mô thôn bản; trong đó, có hơn 140 công trình đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo quản lý, vận hành nên hay bị hư hỏng, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có, điều này đã làm người dân luôn thiếu nước sinh hoạt.
Nguy cơ nhiều diện tích sắn tại Thanh Hoá sẽ mất trắng

Nguy cơ nhiều diện tích sắn tại Thanh Hoá sẽ mất trắng

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện, lây lan diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục phát tán, lây lan nhanh, nguy cơ nhiều diện tích sắn sẽ mất trắng nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, trừ và tiêu hủy.
Anh Trịnh Như Lực trồng dưa kim hoàng hậu an toàn cho hiệu quả kinh tế cao

Anh Trịnh Như Lực trồng dưa kim hoàng hậu an toàn cho hiệu quả kinh tế cao

Do có nhiều khu vực miền núi sản xuất thực phẩm chưa đảm bảo, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, anh Trịnh Như Lực, thôn Xuân Lập, xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng ý chí và khát vọng để xây dựng thành công mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu an toàn trong nhà màng bằng nông nghiệp công nghệ cao. Hiện mô hình này đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn với thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, anh cũng tạo việc làm cho 7 lao động với mức lương 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Thường Xuân

Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Thường Xuân

Thường Xuân là huyện vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, được thiên nhiên ưu đãi hệ sinh thái đa dạng, núi non hùng vĩ và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Nhằm khai thác, phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, những năm gần đây, huyện Thường Xuân đã có nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, trong đó có việc xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng.
Vùng lũ Bát Mọt mong sớm có trường học mới

Vùng lũ Bát Mọt mong sớm có trường học mới

Sau hơn 3 tháng xảy ra trận lũ ống, lũ quét, chúng tôi quay trở lại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Đây là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất về người và tài sản trong trận lũ lịch sử vừa qua. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, đời sống của nhân dân vùng lũ đã từng bước được ổn định. Những hộ bị sập nhà, bị cuốn trôi đã được hỗ trợ xây dựng mới khang trang, chắc chắn. Tuy vậy, có 4 phòng học tại điểm trường lẻ bản Ruộng bị lũ quét hư hỏng hoàn toàn, đến nay vẫn chưa được khắc phục. Hiện gần 40 học sinh tiểu học và mầm non tại điểm trường này đang phải học nhờ dưới gầm nhà sàn của một hộ dân trong bản.
Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hóa vài nét tổng quan

Thanh Hoá có 26 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 22 huyện (Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).