Thực trạng và giải pháp cho hoạt động khai khoáng, nhìn từ Hà Giang (Bài 2)

Thực trạng và giải pháp cho hoạt động khai khoáng, nhìn từ Hà Giang (Bài 2)
Bài 2: Tránh những hệ lụy đến dân sinh

Môi trường SOS

Theo số liệu khảo sát thực tế của Liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Giang, quá trình khai thác khoáng sản tại điểm mỏ này đã tác động đến địa hình, đất đai, hệ sinh thái khu vực; tại các khu vực khai thác đã để lại các bờ tầng, bờ lở, các hố sâu và những bãi thải xỉ quặng khổng lồ, tương lai sẽ khó có thể đầu tư để phục hồi được mặt bằng như nguyên trạng.  

Trong đó, diện tích rừng phòng hộ của xã Minh Sơn giảm đi đáng kể do phải chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất khai thác khoáng sản là 30,30 ha. Trữ lượng rừng cũng bị hao hụt do phải chặt hạ cho khai trường 9,8 ha của mỏ sắt Sàng Thần, thôn Lũng Vầy (Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông thuộc Tập đoàn Hòa Phát) khoảng 1.751,63m3, bao gồm các loại gỗ nhóm 2 đến nhóm 8 như: Đinh, hương, nghiến, trai, dổi, sồi, sến, dẻ, kháo, mỡ, trám. Trị giá trữ lượng gỗ ước tính trên 6 tỷ đồng, tuy vậy huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, tổ chức đấu giá chỉ được khoảng 2 tỷ đồng.

Xe tải trọng chở quặng chạy suốt ngày đêm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xã Minh Sơn. Ảnh: baohagiang.vn
Xe tải trọng chở quặng chạy suốt ngày đêm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xã Minh Sơn. Ảnh: baohagiang.vn

Khai thác khoáng sản đã tác động mạnh đến môi trường sống bởi khí thải, bụi, nước thải, chất thải, mà không thể kiểm soát và xử lý được triệt để. Ngoài ra, khai thác khoáng sản vùng đầu nguồn đã làm mất đi lớp thảm thực vật, làm cho nước mưa cuốn trôi bùn đất, xỉ quặng tràn vào đồng ruộng, làm đất canh tác bị vùi lấp và thoái hóa gây ra sự thay đổi dòng chảy bề mặt và cũng là tác nhân gây ra xói lở đất, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, phá hủy kết cấu hạ tầng giao thông khu vực.

Cứ vào mùa mưa, nước mưa rửa trôi từ mỏ lộ thiên, bãi thải quặng đuôi, bãi chứa đất đá bóc có chứa nhiều chất rắn lơ lửng và kim loại nặng, cùng với nước mưa rửa trôi bùn đất, xỉ quặng từ khu xưởng luyện đã tác động mạnh đến nguồn nước của các con suối lân cận, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khiến cạn kiệt nguồn nước, giảm chất lượng nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương xung quanh khu vực khai thác và chế biến khoáng sản.

An sinh cũng bất ổn

Chất lượng không khí trong khu vực hoạt động khoáng sản tại xã Minh Sơn đang trở nên kém hơn nhiều so với những năm trước, do ảnh hưởng của khí, bụi và tiếng ồn bởi hoạt động khai thác, chuyên chở quặng từ nơi khai thác đến nhà máy sàng tuyển và vận chuyển quặng tinh từ nhà máy đến khu chế xuất. Hàng ngày, hàng chục chuyến xe tải chở quặng và sản phẩm quặng đi lại trên trục đường chính từ thôn Lũng Vầy qua trung tâm xã Minh Sơn về Khu công nghiệp Bình Vàng thuộc huyện Vị Xuyên.

Tuyến đường huyết mạch nối từ Km 31 huyện Bắc Mê - xã Minh Sơn - Yên Minh dài hơn 10 km có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, đã được đầu tư nâng cấp, trải nhựa bằng nguồn ngân sách nhà nước với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Đến nay, con đường này gần như đã bị hư hỏng hoàn toàn bởi lượng xe tải nối đuôi nhau chuyên chở quặng từ nhà máy sàng tuyển quặng Minh Sơn về Khu công nghiệp Bình Vàng.

Ông Triệu Văn Màng, Trưởng thôn Khuổi  Kẹn, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, cho biết: “Thôn có 60 hộ, với 342 nhân khẩu chủ yếu là người Dao. Từ khi mỏ Sàng Thần đi vào hoạt động năm 2010, xe cộ đi lại nhiều mỗi ngày 80 xe, mỗi xe chạy 4 lượt/ngày nên tiếng ốn và bụi ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân khu vực thôn. Để giảm lượng bụi, thôn đã tiến hành tưới nước 3 lần/ngày, còn nếu nắng 36 độ C phải tiến hành tưới đến 5 lần nhưng tình trạng vẫn không khá hơn. Hiện nay, người dân sống dọc suối Khuổi Kẹn không thể sử dụng nước suối này cho sinh hoạt hoặc những hoạt động khác nữa vì lý do nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nếu tắm, giặt bằng nguồn nước này sẽ bị mắc bệnh ngứa da, viêm da”.

Anh Trương Văn Khương, thôn Khuổi Kẹn, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, bức xúc trao đổi với phóng viên: “Xe từ các mỏ hàng ngày làm việc liên tục từ 5 giờ sáng tới 9-10 giờ đêm, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của các hộ dân xung quanh bởi tiếng ồn, đường dân sinh bị phá nát, bụi bẩn liên tục bắn vào nhà, trẻ em thường mắc bệnh hô hấp như phổi, hen... Hầu hết hộ dân sống ven đường không dám lấy nước ở đầu nguồn suối thôn Khuổi Kẹn dù chỉ cách khoảng 1km, bởi  90% nước bị ô nhiễm dẫn đến nước đục vôi”.

Hoạt động khai thác khoáng sản của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê: Ảnh: Vietnam+
Hoạt động khai thác khoáng sản của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê: Ảnh: Vietnam+

Cũng theo phản ánh của các hộ dân thôn  Khuổi  Kẹn, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, hiện một số hộ dân không có đủ nước sinh hoạt vì lý do khai thác khoáng sản vùng đầu nguồn đã làm cho nguồn nước khu vực hạ lưu bị ô nhiễm vào mùa mưa và bị cạn kiệt vào mùa khô. Độ đục của nước suối Khuổi Kẹn là quá lớn đã dẫn đến sự biến mất của một số loài động vật thủy sinh như tôm càng xanh, cua, cá, ếch, nhái, đặc biệt loại cá sứt mũi và cá anh vũ quý hiếm. Bên cạnh đó, sản lượng các loài thủy sinh tự nhiên sống ở suối cũng bị giảm đi rất nhiều. Nếu như trước đây, người dân chỉ cần đi đánh bắt khoảng 1 giờ là có đủ thức ăn cho gia đình (4 người) thì hiện nay không thể đánh bắt được nữa. Thậm chí nước để tưới rau, trồng lúa cũng bị ảnh hưởng bởi hầu hết không thể sinh trưởng và phát triển tốt.

“Để có nước tưới các hộ phải vào tận làng phía trong mua đất để đào giếng rồi kéo đường ống cả cây số mới ra được phần đất sản xuất. Các hộ giáp ranh không có điều kiện đào giếng phải xả nước máy pha với nước giếng để làm loãng độ mặn mới có thể tưới cây. Hết phương án, một số hộ phải chuyển đổi từ trồng hành, tỏi sang trồng rau ngò và một số cây trồng khác cần ít lượng nước tưới hơn. Không có nước tưới, hiệu quả kinh tế cây trồng thấp, đời sống bà con ngày càng khó khăn, một số hộ phải rời làng đi nơi khác”, ông Triệu Văn Màng lo âu nói.
Việc chặt hạ cây rừng đầu nguồn, cùng với việc sử dụng một lượng nước quá lớn từ nguồn nước suối Khuổi Kẹn (hơn 1.300m3/ngày đêm theo Báo cáo tác động môi trường của Công ty An Thông và Minh Sơn) cho việc tuyển quặng đã làm suy giảm, cạn kiệt đáng kể nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại 5 thôn: Lũng Vầy, Khuổi Kẹn, Nà Sáng, Bình Ba và Ngọc Trì. Vào mùa khô, người dân ở một số thôn, bản đã phải đi gánh nước từ những nơi khác về sử dụng cho sinh hoạt.

Ngoài tác động xấu đến môi trường thì các hoạt động sản xuất lẫn mưu sinh bị hạn chế rất nhiều, đi lại hết sức khó khăn, nguy hiểm do đường xá bị xuống cấp, hư hỏng nặng bởi xe chở quặng ngày đêm đi qua. Nước suối nhiều nơi không còn sử dụng được cho sinh hoạt nữa, ngay cả việc mưu sinh hàng ngày như vào rừng lấy măng; khai thác củi bị hạn chế bởi các trạm barie của các nhà máy và công trường khai mỏ. (Còn tiếp)
Diệu Thúy

Có thể bạn quan tâm

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.