Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mới đây, trong tờ trình gửi Chính phủ về việc bổ sung vốn tín dụng cho nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng cho biết, đến thời điểm này việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Khai thác khoáng sản đem lại nguồn kinh tế lớn cho địa phương, tuy vậy môi trường sống là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục đích cả về lợi ích kinh tế lẫn bảo vệ môi trường, ngoài việc thực hiện theo pháp luật, cụ thể là Luật Tài nguyên môi trường, còn đòi hỏi các nhà đầu tư, các đơn vị khai thác khoáng sản cần chú trọng đầu tư về công nghệ khai thác nhằm bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Minh Sơn đã đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách nhà nước của huyện Bắc Mê (gần 50% tổng thu ngân sách của huyện) góp phần tạo ra việc làm và thu nhập cho gần 100 lao động địa phương. Tuy vậy, những hệ lụy của việc khai thác khoáng sản đã và đang tác động xấu đến môi trường sống của cộng đồng địa phương. Trong đó phải kể đến hoạt động khai thác khoáng sản tại mỏ Sắt Sàng Thần, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và cộng đồng dân cư tại đây.
Trong thời gian qua, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Tuy vậy, hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đã tác động tiêu cực tới môi trường làm suy thoái tài nguyên rừng và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho xã hội. Để phản ánh rõ về vấn đề này, TTXVN xin giới thiệu chùm bài viết liên quan đến hoạt động khai khoáng ở Hà Giang.