Rét đậm, rét hại trong những ngày này đã khiến cho nhiệt độ tại tỉnh Thái Nguyên giảm sâu, khu vực miền núi, vùng cao có nơi chỉ còn từ 5 đến 7 độ C, khu vực đô thị từ 9 đến 11 độ C. Trước tình hình cực đoan của thời tiết, Ngành nông nghiệp Thái Nguyên đã khuyến cáo người chăn nuôi triển khai các phương án phòng chống rét, đảm bảo sức khỏe cho đàn vật nuôi.
Yên Bái thường xuyên chịu tác động nặng nề của thời tiết cực đoan, bất thường, thiên tai khó lường. Chính quyền các cấp đã xây dựng phương án và sẵn sàng ứng phó rủi ro thiên tai theo từng cấp độ.
Trẻ em trên thế giới sẽ phải đối mặt với các hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu khắc nghiệt hơn so với thế hệ ông bà của mình hiện nay khi mà các hiện tượng nắng nóng kéo dài, lũ lụt và hạn hán được dự báo sẽ tăng vọt trong tương lai.
Do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, mưa nhiều cộng với dông lốc đã khiến hơn 270 căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng bị sập và tốc mái, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, những diện tích lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn sắp thu hoạch cũng bị đổ ngã, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, giá bán.
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, hiện nay, khu vực này đang bước vào giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, khả năng xảy ra các hình thái thời tiết cực đoan như dông, lốc, sấm sét sẽ gia tăng. Vì vậy, nhân dân cần chủ động, có các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản.
Trước tình hình thời tiết đang diễn ra phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, sương muối, băng tuyết đã và đang tấn công một số địa bàn vùng cao của tỉnh Lào Cai như: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát..., UBND tỉnh Lào Cai đã yêu cầu các địa phương tăng cường hướng dẫn chỉ đạo sản xuất điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, các biện pháp kỹ thuật phù hợp để ứng phó với dạng thời tiết cực đoan này.