Tuy nhiên, mặc dù gần một chục sàn vàng như thế này bị đánh sập trong vòng một năm qua nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn tiếp tục lao vào.
Trắng tay vì vàng
Hiện nay, tất cả các sàn vàng giao dịch trên mạng tại Việt Nam đều là không hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ cần gõ “sàn vàng” trên google tìm kiếm, nhiều trang web sàn vàng, ngoại hối… online xuất hiện. Tất cả các trang web này luôn có những chuyên mục kêu gọi nhà đầu tư tham gia với những thông tin khoản đầu tư lợi nhuận hấp dẫn. Không chỉ thế, nhiều trang web còn có những chương trình khuyến mãi khiến người nào đã muốn tìm hiểu tham gia, sẽ không nỡ bỏ qua cơ hội.
Anh Trần Thành Trung, một nhà đầu tư tại F. cho hay: “Cách đây hơn một năm, khi được nhiều người giới thiệu sàn F với nhiều lời ca ngợi hấp dẫn, tôi đã mở tài khoản đầu tư vào đây. Tuy nhiên, từ khi tham gia tôi thấy thắng thì ít mà thua thì nhiều. Đầu năm 2015, sau một đêm ngủ dậy, tiền tôi bị mất sạch vì chỉ lỡ để lệnh mua vào trước đó nhưng giá vàng lên cao khiến tài khoản không còn tiền, thậm chí còn bị âm”.
Cũng chơi sàn vàng qua mạng, nhưng nhiều người bị mất trắng tiền không vì thắng thua mà sàn vàng bị… sập. Chị Thiên Hương cho biết, trước đây chị cũng đã từng tham gia sàn IronFX, nhưng đầu năm 2015 chị đã không rút được tiền dù đặt lệnh rất nhiều lần. “Cách đây mấy tháng, qua thông tin từ nước ngoài, tôi mới biết sàn này đã bị sập”, chị Hương nói.
Trên thực tế, không chỉ IronFX mà nhiều “nhà cái” ở nước ngoài như Youtradefx, Caesartrade… cũng bị “sập” vì bị phát hiện lừa đảo. Tại Việt Nam, tính từ tháng 9/2014 đến nay, đã có 8 sàn vàng bị đánh sập, bao gồm VGX, Khải Thái, 24 Gold Duệ Bác, HGI, BBG, HLG, IMMS và Thiên Việt. Hầu hết các vụ việc đang được mở rộng điều tra, chưa có kết luận cuối cùng, song tổng số tiền mà 8 sàn vàng “ảo” này huy động được ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng với ít nhất vài chục ngàn người sập bẫy. Cho đến nay, các NĐT chưa thể đòi được tiền, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị phạt. Đáng lo ngại, theo thông tin Bộ Công an đưa ra đầu năm nay, trên thị trường vẫn còn khoảng 30 sàn vàng “chui” đang tồn tại. Vì vậy, chắc chắn số sàn vàng bị đánh sập chưa dừng lại.
Khuyến mãi “kích” lòng tham
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, sở dĩ người dân vẫn tham gia các sàn vàng phi chính thức này vì những lời quảng cáo, khuyến mãi quá hấp dẫn, không cần bỏ ra nhiều thời gian trong ngày nhưng vẫn siêu lợi nhuận… Chẳng hạn, sàn FX77 quảng cáo rằng trung bình mỗi phút NĐT lãi 500 USD bằng cách dự đoán giá tăng lên hay giảm xuống, mỗi ngày chỉ dành 15 phút có thể nhận lợi nhuận 8.000 USD một cách dễ dàng. Hay một sàn vàng “ảo” khác lại quảng cáo cung cấp dịch vụ ủy quyền quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa cho tất cả các NĐT với mức lợi nhuận ổn định trên 10% mỗi tháng với vốn tối thiểu ban đầu là 1.000 USD…
TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho biết những “cò” sàn vàng thường “săn” khách hàng từ sàn chứng khoán, sàn bất động sản. Sau khi nắm thông tin những NĐT này còn nhiều tiền trong tài khoản nhưng chưa tiếp tục tham gia thị trường do còn nghe ngóng những "con sóng" liền được "cò" tiếp cận. Phần lớn các NĐT này được mời chào tham gia sàn vàng “ảo”, chỉ cần ủy thác vốn khoảng 1.000 USD, lại được lãi suất lên tới 3 - 4%/tháng, tương đương 36 - 48%/năm, gấp cả chục lần gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đồng thời có thể giao dịch gấp 100 lần hoặc hơn khiến những NĐT này mau chóng bị đánh vào tâm lí lòng tham. Tuy nhiên, theo TS Tín, với tỉ lệ đòn bẩy 1:100, NĐT sẽ trắng tay một cách nhanh chóng.
Điều đáng lo ngại, theo TS Tín, một là các quy định về kinh doanh vàng trên tài khoản còn rất chung chung, thiếu rõ ràng và chi tiết. Điển hình như Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chỉ giải thích “Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng”. Nghị định này thực sự chưa làm rõ thế nào là vàng trên tài khoản và kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ thực hiện theo quy trình như thế nào. Vì vậy, các doanh nghiệp thường “lách luật”, cho rằng họ không kinh doanh vàng trên tài khoản, mà chỉ kinh doanh hàng hóa trên tài khoản theo quy định của pháp luật về sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử và hàng hoá trong đó bao gồm cả vàng và ngoại hối.
Bên cạnh đó, các quy định của Nghị định 96/2014/NĐ - CP về xử phạt hành chính về các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ cũng không có quy định về các chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh sàn vàng chui. Điều này cũng là lý do trong thời gian qua, đa số các vụ việc liên quan đến hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của các sàn vàng đều xuất phát từ các phạm trù có yếu tố hình sự “lừa đảo”, “chiếm đoạt vốn” do NĐT tố cáo, chứ không phải từ các hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trái phép.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư trong chính sàn vàng cũng không hiểu rõ về các quy định của pháp luật và nhầm lẫn về bản chất hoạt động của các sàn vàng, nên vẫn có trường hợp cả hàng ngàn người tham gia kinh doanh vì nghĩ là giống như đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Hiện nay, tất cả các sàn vàng giao dịch trên mạng tại Việt Nam đều là không hợp pháp. Tuy nhiên, chỉ cần gõ “sàn vàng” trên google tìm kiếm, nhiều trang web sàn vàng, ngoại hối… online xuất hiện. Tất cả các trang web này luôn có những chuyên mục kêu gọi nhà đầu tư tham gia với những thông tin khoản đầu tư lợi nhuận hấp dẫn. Không chỉ thế, nhiều trang web còn có những chương trình khuyến mãi khiến người nào đã muốn tìm hiểu tham gia, sẽ không nỡ bỏ qua cơ hội.
Sàn vàng IronFX được các nhà đầu tư lên mạng cảnh báo.
|
Cũng chơi sàn vàng qua mạng, nhưng nhiều người bị mất trắng tiền không vì thắng thua mà sàn vàng bị… sập. Chị Thiên Hương cho biết, trước đây chị cũng đã từng tham gia sàn IronFX, nhưng đầu năm 2015 chị đã không rút được tiền dù đặt lệnh rất nhiều lần. “Cách đây mấy tháng, qua thông tin từ nước ngoài, tôi mới biết sàn này đã bị sập”, chị Hương nói.
Trên thực tế, không chỉ IronFX mà nhiều “nhà cái” ở nước ngoài như Youtradefx, Caesartrade… cũng bị “sập” vì bị phát hiện lừa đảo. Tại Việt Nam, tính từ tháng 9/2014 đến nay, đã có 8 sàn vàng bị đánh sập, bao gồm VGX, Khải Thái, 24 Gold Duệ Bác, HGI, BBG, HLG, IMMS và Thiên Việt. Hầu hết các vụ việc đang được mở rộng điều tra, chưa có kết luận cuối cùng, song tổng số tiền mà 8 sàn vàng “ảo” này huy động được ước tính lên đến hàng ngàn tỷ đồng với ít nhất vài chục ngàn người sập bẫy. Cho đến nay, các NĐT chưa thể đòi được tiền, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị phạt. Đáng lo ngại, theo thông tin Bộ Công an đưa ra đầu năm nay, trên thị trường vẫn còn khoảng 30 sàn vàng “chui” đang tồn tại. Vì vậy, chắc chắn số sàn vàng bị đánh sập chưa dừng lại.
Khuyến mãi “kích” lòng tham
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, sở dĩ người dân vẫn tham gia các sàn vàng phi chính thức này vì những lời quảng cáo, khuyến mãi quá hấp dẫn, không cần bỏ ra nhiều thời gian trong ngày nhưng vẫn siêu lợi nhuận… Chẳng hạn, sàn FX77 quảng cáo rằng trung bình mỗi phút NĐT lãi 500 USD bằng cách dự đoán giá tăng lên hay giảm xuống, mỗi ngày chỉ dành 15 phút có thể nhận lợi nhuận 8.000 USD một cách dễ dàng. Hay một sàn vàng “ảo” khác lại quảng cáo cung cấp dịch vụ ủy quyền quản lý tài khoản giao dịch hàng hóa cho tất cả các NĐT với mức lợi nhuận ổn định trên 10% mỗi tháng với vốn tối thiểu ban đầu là 1.000 USD…
TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, cho biết những “cò” sàn vàng thường “săn” khách hàng từ sàn chứng khoán, sàn bất động sản. Sau khi nắm thông tin những NĐT này còn nhiều tiền trong tài khoản nhưng chưa tiếp tục tham gia thị trường do còn nghe ngóng những "con sóng" liền được "cò" tiếp cận. Phần lớn các NĐT này được mời chào tham gia sàn vàng “ảo”, chỉ cần ủy thác vốn khoảng 1.000 USD, lại được lãi suất lên tới 3 - 4%/tháng, tương đương 36 - 48%/năm, gấp cả chục lần gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đồng thời có thể giao dịch gấp 100 lần hoặc hơn khiến những NĐT này mau chóng bị đánh vào tâm lí lòng tham. Tuy nhiên, theo TS Tín, với tỉ lệ đòn bẩy 1:100, NĐT sẽ trắng tay một cách nhanh chóng.
Điều đáng lo ngại, theo TS Tín, một là các quy định về kinh doanh vàng trên tài khoản còn rất chung chung, thiếu rõ ràng và chi tiết. Điển hình như Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng chỉ giải thích “Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng”. Nghị định này thực sự chưa làm rõ thế nào là vàng trên tài khoản và kinh doanh vàng trên tài khoản sẽ thực hiện theo quy trình như thế nào. Vì vậy, các doanh nghiệp thường “lách luật”, cho rằng họ không kinh doanh vàng trên tài khoản, mà chỉ kinh doanh hàng hóa trên tài khoản theo quy định của pháp luật về sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch thương mại điện tử và hàng hoá trong đó bao gồm cả vàng và ngoại hối.
Bên cạnh đó, các quy định của Nghị định 96/2014/NĐ - CP về xử phạt hành chính về các vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ cũng không có quy định về các chế tài xử phạt đối với hoạt động kinh doanh sàn vàng chui. Điều này cũng là lý do trong thời gian qua, đa số các vụ việc liên quan đến hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của các sàn vàng đều xuất phát từ các phạm trù có yếu tố hình sự “lừa đảo”, “chiếm đoạt vốn” do NĐT tố cáo, chứ không phải từ các hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản trái phép.
Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư trong chính sàn vàng cũng không hiểu rõ về các quy định của pháp luật và nhầm lẫn về bản chất hoạt động của các sàn vàng, nên vẫn có trường hợp cả hàng ngàn người tham gia kinh doanh vì nghĩ là giống như đầu tư kinh doanh chứng khoán.
Báo Tin Tức