Mô hình trồng sen lấy củ trên đất lúa được Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, bắt đầu thí điểm vào tháng 2/2017, ở xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú với diện tích 2.000m2.
Bà Trần Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho biết: sau 4 tháng trồng thí nghiệm cho thấy cây sen lấy củ thích nghi với đất trồng lúa ở huyện Thạnh Phú. Cây sen sinh trưởng và phát triển tốt, thu hoạch đạt 1.800kg/2.000m2.
Từ kết quả sinh trưởng và thích nghi tốt của cây sen ở ruộng lúa thí điểm, 8 hộ nông dân ở các xã Hòa Lợi, Quới Điền, Mỹ Hưng tình nguyện đăng ký trồng thí điểm cây sen lấy củ trên đất lúa với diện tích trồng 1.000m2/hộ, được tổ chức JICA tài trợ giống, phân bón,... Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre và Viện công nghệ sinh học (Đại học Cần Thơ) hỗ trợ kỹ thuật và Công ty Agrisales (Nhật Bản) bao tiêu đầu ra với giá bình quân 15.000 – 30.000 đồng/kg.
Theo bà Trần Thanh Tâm, Bến Tre hiện có 14.000 ha diện tích đất lúa; trong đó, khoảng 10.500 ha diện tích bị ảnh hưởng mặn. Xây dựng mô hình thí điểm trồng sen lấy củ ở Thạnh Phú, tạo tiền đề cho việc triển khai mô hình trồng sen lấy củ cho người dân và hình thành vùng chuyên canh cung cấp cho thị trường. Trồng sen lấy củ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cây trồng cho việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa có giá trị kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập hàng năm cho các hộ dân tham gia mô hình.
Ngoài ra, trồng sen không tốn kém nhiều chi phí; chỉ cần đầu tư mua giống cho vụ đầu tiên, các vụ sau lấy giống từ vụ trước. Hiện giá sen giống khoảng 10.000 đồng/kg giống. 1.000m2 đất cần khoảng 120kg giống. Sen sau khi trồng xuống không tốn nhiều công chăm sóc, sen tuyệt đối không chịu được thuốc bảo vệ thực vật nên rất “sạch”. Cây sen chịu được độ mặn trung bình nên rất phù hợp với những vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn xâm nhập. Và trồng sen đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa.
Ông Itsukuma Takahiro, Giám đốc Công ty Agrisales cho biết, từ trước đến nay, Nhật Bản nhập củ sen từ Trung Quốc về chế biến. Nhưng thời gian gần đây khách hàng yêu cầu thay thế bằng củ sen Việt Nam nên công ty xin Chính phủ Nhật Bản tài trợ để thí điểm mô hình trồng sen lấy củ tại huyện Thạnh Phú, Bến Tre, sau đó sẽ xem xét mở rộng ra thành vùng chuyên canh nguyên liệu sen lấy củ để đem về Nhật Bản chế biến.
Sau khi lựa chọn Thạnh Phú trồng sen lấy củ thí điểm, công ty nhận thấy chất lượng củ sen ở đây giống với củ sen được trồng ở Nhật Bản.
Ông Itsukuma Takahiro cho biết, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng 1.500 tấn củ sen. Trong khi đó, mỗi năm thị trường Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn củ sen. Vì thế, Việt Nam là thị trường sản xuất củ sen nguyên liệu rất tiềm năng của Nhật Bản.
Bà Trần Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho biết: sau 4 tháng trồng thí nghiệm cho thấy cây sen lấy củ thích nghi với đất trồng lúa ở huyện Thạnh Phú. Cây sen sinh trưởng và phát triển tốt, thu hoạch đạt 1.800kg/2.000m2.
Từ kết quả sinh trưởng và thích nghi tốt của cây sen ở ruộng lúa thí điểm, 8 hộ nông dân ở các xã Hòa Lợi, Quới Điền, Mỹ Hưng tình nguyện đăng ký trồng thí điểm cây sen lấy củ trên đất lúa với diện tích trồng 1.000m2/hộ, được tổ chức JICA tài trợ giống, phân bón,... Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bến Tre và Viện công nghệ sinh học (Đại học Cần Thơ) hỗ trợ kỹ thuật và Công ty Agrisales (Nhật Bản) bao tiêu đầu ra với giá bình quân 15.000 – 30.000 đồng/kg.
Theo bà Trần Thanh Tâm, Bến Tre hiện có 14.000 ha diện tích đất lúa; trong đó, khoảng 10.500 ha diện tích bị ảnh hưởng mặn. Xây dựng mô hình thí điểm trồng sen lấy củ ở Thạnh Phú, tạo tiền đề cho việc triển khai mô hình trồng sen lấy củ cho người dân và hình thành vùng chuyên canh cung cấp cho thị trường. Trồng sen lấy củ góp phần đa dạng hóa sản phẩm cây trồng cho việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa có giá trị kinh tế, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập hàng năm cho các hộ dân tham gia mô hình.
Ngoài ra, trồng sen không tốn kém nhiều chi phí; chỉ cần đầu tư mua giống cho vụ đầu tiên, các vụ sau lấy giống từ vụ trước. Hiện giá sen giống khoảng 10.000 đồng/kg giống. 1.000m2 đất cần khoảng 120kg giống. Sen sau khi trồng xuống không tốn nhiều công chăm sóc, sen tuyệt đối không chịu được thuốc bảo vệ thực vật nên rất “sạch”. Cây sen chịu được độ mặn trung bình nên rất phù hợp với những vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn xâm nhập. Và trồng sen đem lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa.
Ông Itsukuma Takahiro, Giám đốc Công ty Agrisales cho biết, từ trước đến nay, Nhật Bản nhập củ sen từ Trung Quốc về chế biến. Nhưng thời gian gần đây khách hàng yêu cầu thay thế bằng củ sen Việt Nam nên công ty xin Chính phủ Nhật Bản tài trợ để thí điểm mô hình trồng sen lấy củ tại huyện Thạnh Phú, Bến Tre, sau đó sẽ xem xét mở rộng ra thành vùng chuyên canh nguyên liệu sen lấy củ để đem về Nhật Bản chế biến.
Sau khi lựa chọn Thạnh Phú trồng sen lấy củ thí điểm, công ty nhận thấy chất lượng củ sen ở đây giống với củ sen được trồng ở Nhật Bản.
Ông Itsukuma Takahiro cho biết, hàng năm Việt Nam sản xuất khoảng 1.500 tấn củ sen. Trong khi đó, mỗi năm thị trường Nhật Bản tiêu thụ khoảng 100.000 tấn củ sen. Vì thế, Việt Nam là thị trường sản xuất củ sen nguyên liệu rất tiềm năng của Nhật Bản.
Trần Thị Thu Hiền