Tiền Giang: Hiệu quả phát triển cây màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn

Tiền Giang: Hiệu quả phát triển cây màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn

Hiện nay, tại các huyện nằm ven biển tỉnh Tiền Giang đang tập trung phát triển diện tích màu ngắn ngày trên đất nhiễm mặn thay cho cây lúa một vụ. Việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.
Vùng ven biển Gò Công mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn

Vùng ven biển Gò Công mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn

Huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) nằm ven biển Gò Công, thường xuyên đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn hàng năm gây nhiều thiệt hại. Trước tình hình trên, cùng với hoàn thiện các công trình giao thông – thủy lợi nhằm phòng chống thiên tai, địa phương coi trọng chuyển đổi sản xuất vùng ven biển, phát huy tiểm năng đất đai, thổ nhưỡng mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn trước đây nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định đời sống và an cư lạc nghiệp.
Ông Bùi Văn Hòn dựng nghiệp trên vùng đất nhiễm mặn ven biển

Ông Bùi Văn Hòn dựng nghiệp trên vùng đất nhiễm mặn ven biển

Ông Bùi Văn Hòn, sinh năm 1950, cư ngụ tại ấp Bờ Kênh, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Ông là người đi tiên phong ở vùng đất mặn ven biển Gò Công du nhập và phát triển nghề nuôi bò lai sind mà dựng nên cơ nghiệp vững vàng.