Ngành Du lịch tỉnh Tiền Giang đang tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, trong đó có vùng du lịch hệ sinh thái nước ngập phèn độc đáo, đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười.
Đến nay ngành hàng vịt ở tỉnh Đồng Tháp phát triển được gần 7 triệu con. Trong đó, nuôi nhiều nhất là vịt cò lấy trứng, nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và rọ. Tỉnh chọn huyện Tháp Mười và Tam Nông làm vùng sản xuất vịt hướng trứng. Các giống vịt của địa phương chủ yếu là các giống vịt cò chiếm hơn 90%. Đây là giống chuyên đẻ trứng, mỗi trứng bán với giá hiện nay từ 2.200 -3.000 đồng/trứng, người nuôi lãi từ 500-900 đồng/trứng.
Hiện nay, trên các cánh đồng sản xuất lúa Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm nên đàn vịt đẻ nuôi chạy đồng tạm thời đưa về nuôi nhốt chuồng hoặc nuôi vịt rọ. Đây là thời điểm vịt đẻ cho năng suất giảm, khiến giá trứng vịt tăng cao. Giá trứng vịt đang được thương lái mua tại đồng từ 3.100 - 3.400 đồng/trứng, cao hơn những tháng đầu năm 2023 từ 1.200 - 1.500 đồng/trứng; sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 1.500 đồng/trứng.
Ba vụ lúa trong năm 2020, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp dự kiến sẽ nhân rộng mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh trên tổng diện tích 175 ha tại Hợp tác xã Mỹ Đông 2 và Hợp tác xã Thắng Lợi do Tập đoàn Mỹ Lan, tỉnh Trà Vinh hỗ trợ.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp trồng dưa hấu với diện tích hơn 513 ha, năng suất từ 19 - 30 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng/ha. Diện tích trồng dưa hấu hiện nay tại Đồng Tháp với phương pháp trồng trên đất lúa với hình thức sản xuất một vụ dưa hấu, hai vụ lúa, trồng nhiều nhất hiện nay là huyện Tháp Mười, Lấp Vò và Tam Nông.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi mô hình trồng sen trên đất lúa được hơn 100 ha vụ Đông Xuân 2018. Bình quân mỗi ha trồng sen lấy gương hoặc lấy ngó lãi hơn 100 triệu đồng và trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Thành Bình.
Tân Phước là huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Tiền Giang). Cư dân nơi đây đa phần đều từ các nơi khác vào khai hoang lập nghiệp, cuộc sống ban đầu nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng nhờ chí thú làm ăn, nhạy bén trước những thời cơ và vận hội mới, biết phát huy tiềm năng vùng đất mới để xây dựng những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả mà nhiều nông dân nghèo khó đã dựng nên cơ nghiệp bền vững.
Mô hình nuôi vịt rọ lấy trứng ở tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mạnh tại hai huyện Tháp Mười và Tam Nông, nuôi theo mô hình liên kết được các công ty tiêu thụ. Bình quân mỗi trứng bán ra giá cao hơn 200 đồng so với nuôi truyền thống, đặc biệt nuôi vịt rọ đẻ trứng lãi hơn 100 triệu đồng/1.000 con/năm.
Tỉnh Đồng Tháp đang phát triển mô hình cấy lúa bằng máy, cho năng suất cao hơn sạ bằng tay trên 1 tấn lúa/ha. Hiện nay, Đồng Tháp có hơn 11.000 công cụ gieo sạ hàng, máy phun sạ và máy cấy lúa, có 80% diện tích gieo sạ lúa hoặc cấy bằng máy.
Tại Tổ hợp tác chăn nuôi vịt huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), mô hình nuôi vịt rọ (nuôi nhốt tại ruộng nhà) đẻ trứng đã được người dân tập trung đầu tư, phát triển. Tính bình quân, cứ 1.000 con vịt nuôi theo mô hình này thu lãi hơn 1,8 triệu đồng/ngày.