Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, qua 15 năm Ngân hàng này đã góp phần giúp hơn 225.000 lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo các giai đoạn. Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho hơn 220.000 lao động; 88.000 lượt học sinh, sinh viên được vay vốn học tập...
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng ưu đãi được đưa đến tay người thụ hưởng thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Đồng thời, chung tay cùng thành phố đảm bảo an sinh xã hội.
Ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/8/2017, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2.848 tỷ đồng, tăng 2.697 tỷ đồng (gấp 18,8 lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2003). Đồng thời, hiện nay nguồn vốn tín dụng ưu đãi bình quân là 8,85 tỷ đồng/xã, phường, thị trấn, tăng 8,38 tỷ đồng so với năm 2003.
Tại hội nghị nhiều ý kiến cho rằng, chính nhờ hiệu quả từ chương trình tín dụng chính sách xã hội đã thúc đẩy công tác giảm nghèo của Tp. Hồ Chí Minh, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, việc ngày càng mở rộng nhiều đối tượng cho vay, cơ chế, thủ tục cho vay thuận tiện, vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn cho vay nặng lãi... Mặt khác, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội và giảm nghèo bền vững tại thành phố.
Tuy nhiên, do chất lượng tín dụng tại một số địa phương chưa đảm bảo, nợ quá hạn còn cao, nhiều hộ vay có điều kiện hoặc do di dời đi nơi khác nên không trả nợ. Bên cạnh đó, do chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn chuẩn quốc gia nên còn hạn chế về đối tượng thụ hưởng các chương trình cho vay của trung ương theo quy định.
Bên cạnh đánh giá cao những kết quả thiết thực đạt được trong 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2003 - 2017), bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để phát huy hiệu quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, trong thời gian tới chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và chính sách hiệu quả hơn trong hoạt động, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững.
Trong 15 năm qua, vốn tín dụng ưu đãi được đưa đến tay người thụ hưởng thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Đồng thời, chung tay cùng thành phố đảm bảo an sinh xã hội.
Trồng rau sạch ở Củ Chi, một mô hình thoát nghèo hiệu quả. Ảnh: Mạnh Linh - TTXVN |
Ông Trần Văn Tiên, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 31/8/2017, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đạt hơn 2.848 tỷ đồng, tăng 2.697 tỷ đồng (gấp 18,8 lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động năm 2003). Đồng thời, hiện nay nguồn vốn tín dụng ưu đãi bình quân là 8,85 tỷ đồng/xã, phường, thị trấn, tăng 8,38 tỷ đồng so với năm 2003.
Tại hội nghị nhiều ý kiến cho rằng, chính nhờ hiệu quả từ chương trình tín dụng chính sách xã hội đã thúc đẩy công tác giảm nghèo của Tp. Hồ Chí Minh, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, từ đó hạn chế tình trạng học sinh, sinh viên phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, việc ngày càng mở rộng nhiều đối tượng cho vay, cơ chế, thủ tục cho vay thuận tiện, vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn cho vay nặng lãi... Mặt khác, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội và giảm nghèo bền vững tại thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu trao bằng khen của UBND TP Hồ Chí Minh cho tập thể, cá nhân tiêu biểu trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thành phố. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Tuy nhiên, do chất lượng tín dụng tại một số địa phương chưa đảm bảo, nợ quá hạn còn cao, nhiều hộ vay có điều kiện hoặc do di dời đi nơi khác nên không trả nợ. Bên cạnh đó, do chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn chuẩn quốc gia nên còn hạn chế về đối tượng thụ hưởng các chương trình cho vay của trung ương theo quy định.
Bên cạnh đánh giá cao những kết quả thiết thực đạt được trong 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2003 - 2017), bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để phát huy hiệu quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, trong thời gian tới chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp và chính sách hiệu quả hơn trong hoạt động, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững.
Cụ thể, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Ngân hàng Chính sách Xã hội, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, cần tập trung xây dựng nguồn vốn ủy thác tại địa phương vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi và kiểm soát rủi ro tỷ lệ nợ quá hạn. Ngoài ra, đẩy mạnh nâng cao năng lực nguồn nhân lực, kiểm tra và giám sát tài chính, xác minh thông tin và xác định đúng đối tượng thuộc diện được vay vốn. Đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền sử dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn đối tượng vay vốn phát triển đầu tư, kinh doanh và hoàn vốn.
Mỹ Phương