Thời điểm này, nhiều vựa thanh long trên địa bàn 2 xã Bông Trang và Bưng Riềng (huyện Xuyên Mộc – địa phương trồng thanh long lớn nhất của Bà Rịa-Vũng Tàu) đã không thu mua thanh long hoặc mua với giá rất thấp do đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc từ chối nhận đơn hàng nên hầu hết các thương lái đã ngừng thu mua thanh long cho bà con nông dân tại Xuyên Mộc; mặc dù, các vườn đang bước vào vụ thu hoạch sau Tết Nguyên đán.
Gần 4 năm trong nghề mua bán thanh long, bà Nguyễn Thị Lý, ở ấp 2, xã Bưng Riềng cho biết, đây là lần đầu tiên bà gặp phải tình trạng này. Trước đó, bà đăng ký với kho giá mua là giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, loại 2. Thế nhưng, các chủ kho báo lại mức giá đã lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. “Với giá này, giờ tụi tôi cũng không dám thu mua, vì không có lời nhiều”, bà Lý chia sẻ thêm.
Chỉ khoảng 2 ngày nữa là vườn thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, ấp 2, xã Bưng Riềng sẽ đến kỳ thu hoạch. Với gần 1ha thanh long ruột đỏ, ước gần 3 tấn trái. Nếu như không có dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona, việc xuất khẩu đi Trung Quốc thuận lợi thì trước đó từ 1 đến 2 tuần là thương lái đã đến đặt cọc tiền trước cho gia đình ông. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn không có thương lái nào đến hỏi mua.
Theo các nhà vườn trồng thanh long, vụ thanh long này là vụ chong đèn, nên chi phí đầu tư từ lúc chong đèn cho đến khi thu hoạch đối với mỗi kg thanh long phải hơn 10.000 đồng. Trong khi, giá bán hiện chỉ khoảng 5.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ và chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg đối với thanh long ruột trắng. Trong khi đó, giá bán thấp, thậm chí nhiều vườn còn không có người đến thu mua.
Ước tính, toàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 900ha trồng thanh long, tập trung chủ yếu tại xã Bông Trang và Bưng Riềng, sản lượng hàng năm khoảng 1.800 tấn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của loại nông sản này.
Ông Trần Quang Hải, Giám đốc Hợp tác xã Hưng Thịnh, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc cho biết, với giá thu mua như hiện nay thì người trồng thanh long bị lỗ nặng nề, giá đã thấp nhưng thương lái không thu mua, khiến nhiều người trồng thanh long không biết phải xử lý ra sao khi đã đến kỳ cắt bán.
Còn theo ông Dương Thế Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bông Trang, không những giá giảm mạnh, hiện nay, nhiều thương lái đã không thu mua thanh long. Đến thời điểm này, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng số lượng thanh long không bán được và có nguy cơ đổ bỏ rất nhiều. Đặc thù của thanh long là không thể “neo” trái trên cây lâu. Nguyên nhân là trái thanh long chín quá gặp mưa nắng thất thường như hiện nay sẽ nứt toác vỏ. Các cành đỡ cũng sẽ bị héo do bị vắt kiệt sức nuôi trái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất thanh long các vụ tiếp theo.
Trước tình hình thanh long khó tiêu thụ, trong khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Virus Corona) diễn biến phức tạp, bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, trước mắt UBND huyện sẽ phối hợp với các địa phương phát động “giải cứu” thanh long để người dân 2 xã Bông Trang và Bưng Riềng giảm bớt phần nào khó khăn, thiệt hại do giá rớt xuống thấp, thương lái không thu mua.
Về lâu về dài, bà kiến nghị ngành nông nghiệp nên sớm triển khai mạnh mẽ tới người dân về bảo hiểm nông nghiệp để người dân giảm bớt rủi ro trong sản xuất trồng trọt. Cùng với đó, hướng dẫn, khuyến khích người trồng thanh long tìm kiếm đầu ra ở các thị trường khác trên thế giới để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Gần 4 năm trong nghề mua bán thanh long, bà Nguyễn Thị Lý, ở ấp 2, xã Bưng Riềng cho biết, đây là lần đầu tiên bà gặp phải tình trạng này. Trước đó, bà đăng ký với kho giá mua là giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, loại 2. Thế nhưng, các chủ kho báo lại mức giá đã lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg. “Với giá này, giờ tụi tôi cũng không dám thu mua, vì không có lời nhiều”, bà Lý chia sẻ thêm.
Chỉ khoảng 2 ngày nữa là vườn thanh long của gia đình ông Nguyễn Văn Phúc, ấp 2, xã Bưng Riềng sẽ đến kỳ thu hoạch. Với gần 1ha thanh long ruột đỏ, ước gần 3 tấn trái. Nếu như không có dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona, việc xuất khẩu đi Trung Quốc thuận lợi thì trước đó từ 1 đến 2 tuần là thương lái đã đến đặt cọc tiền trước cho gia đình ông. Tuy nhiên, thời điểm này vẫn không có thương lái nào đến hỏi mua.
Thu hoạch thanh long trái vụ tại gia đình anh Phạm Quang Trượng, ấp 1, xã Bưng Riềng. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN |
Theo các nhà vườn trồng thanh long, vụ thanh long này là vụ chong đèn, nên chi phí đầu tư từ lúc chong đèn cho đến khi thu hoạch đối với mỗi kg thanh long phải hơn 10.000 đồng. Trong khi, giá bán hiện chỉ khoảng 5.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ và chỉ khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg đối với thanh long ruột trắng. Trong khi đó, giá bán thấp, thậm chí nhiều vườn còn không có người đến thu mua.
Ước tính, toàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 900ha trồng thanh long, tập trung chủ yếu tại xã Bông Trang và Bưng Riềng, sản lượng hàng năm khoảng 1.800 tấn. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của loại nông sản này.
Ông Trần Quang Hải, Giám đốc Hợp tác xã Hưng Thịnh, xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc cho biết, với giá thu mua như hiện nay thì người trồng thanh long bị lỗ nặng nề, giá đã thấp nhưng thương lái không thu mua, khiến nhiều người trồng thanh long không biết phải xử lý ra sao khi đã đến kỳ cắt bán.
Còn theo ông Dương Thế Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bông Trang, không những giá giảm mạnh, hiện nay, nhiều thương lái đã không thu mua thanh long. Đến thời điểm này, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng số lượng thanh long không bán được và có nguy cơ đổ bỏ rất nhiều. Đặc thù của thanh long là không thể “neo” trái trên cây lâu. Nguyên nhân là trái thanh long chín quá gặp mưa nắng thất thường như hiện nay sẽ nứt toác vỏ. Các cành đỡ cũng sẽ bị héo do bị vắt kiệt sức nuôi trái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất thanh long các vụ tiếp theo.
Trước tình hình thanh long khó tiêu thụ, trong khi dịch viêm đường hô hấp cấp (Virus Corona) diễn biến phức tạp, bà Lê Thị Trang Đài, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, trước mắt UBND huyện sẽ phối hợp với các địa phương phát động “giải cứu” thanh long để người dân 2 xã Bông Trang và Bưng Riềng giảm bớt phần nào khó khăn, thiệt hại do giá rớt xuống thấp, thương lái không thu mua.
Về lâu về dài, bà kiến nghị ngành nông nghiệp nên sớm triển khai mạnh mẽ tới người dân về bảo hiểm nông nghiệp để người dân giảm bớt rủi ro trong sản xuất trồng trọt. Cùng với đó, hướng dẫn, khuyến khích người trồng thanh long tìm kiếm đầu ra ở các thị trường khác trên thế giới để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Hoàng Nhị