Hiện có nhiều doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị đầu tư phát triển sản xuất vào huyện, điển hình như công ty New Hope đang xây dựng dự án phát triển chăn nuôi 18.000 lợn sinh sản tập trung tại xã Thạch Tượng với kinh phí 50 triệu USD...
Theo bà Đỗ Thị Phiến, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, trong 9 tháng năm 2017, huyện Thạch Thành đã thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, trồng nhiều giống cây con có hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp nhân dân phát triển kinh tế.
Huyện đã chuyển 242,2 ha đất lúa hiệu quả thấp sang trồng mía, ngô, nuôi trồng thủy sản và liên kết với Công ty Giống Thái Bình, Công ty Phân bón Lục Thần Nông để đưa giống chất lượng, năng suất cao, phân nén chậm tan vào sản xuất.
Riêng việc sản xuất mía nguyên liệu, huyện Thạch Thành đã tổ chức quản lý, thu hoạch mía nguyên liệu vụ ép 2016-2017 được gần 5.200 ha, năng suất mía bình quân đạt 66 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 339.296 tấn.
Trong vụ trồng mía nguyên liệu vụ ép 2017-2018, huyện đang chỉ đạo nhân dân trồng trên tổng diện tích 5.250 ha; trong đó diện tích trồng mới 1.700 ha, có 260 ha mía nguyên liệu trên cánh đồng lớn.
Đặc biệt, huyện còn chỉ đạo sản xuất cây ăn quả có múi liên kết tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị sản xuất, huyện Thạch Thành cũng phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để điều tra, rà soát diện tích đất vườn tạp, đất trang trại, xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng cây có múi (cam, bưởi) được 50 ha, đưa tổng diện tích cây có múi toàn huyện lên 150 ha.
Tính đến nay, đã có 1.186 trang trại do nhân dân xây dựng, toàn huyện đã trồng mới 139 ha cam và 200 ha bưởi các loại, dự kiến sẽ thu hoạch vào năm 2018.
Trong các mô hình trồng cam tại các xã Thành Vân, Thạch Quảng, Thạch Tượng, có doanh nghiệp tư nhân Thủy Ngọc đã trồng 25 ha cam Vân Du, cam V2, cam Xã Đoài và 15 ha bưởi các loại.
Đây là mô hình đã đầu tư trồng mới áp dụng hệ thống tưới phun sương và đầu tư thâm canh công nghệ cao. Hiện tại cam đã cho quả bói, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào năm sau, công ty sẽ đấu mối để cung ứng qua hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ phát triển trồng trọt, huyện Thạch Thành còn tập trung phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp và xây dựng các thôn, bản, xã đi đến đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện tổng đàn trâu 19.568 con, đàn bò 10.492 con, đàn gia cầm 427.430 con, đàn lợn 36.123 con.
Huyện cũng đang thực hiện khảo sát, lập dự án xin chủ trương đầu tư chăn nuôi lợn sinh sản quy mô 18.000 lợn mẹ sinh sản của công ty Newhope Singapore tại Thạch Tượng, với tổng kinh phí 50 triệu USD.
Cũng theo bà Phiến, thời gian tới huyện Thạch Thành sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nhân dân miền núi phát triển kinh tế và xây dựng 2 xã, 9 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vụ mùa với diện tích 1.250 ha.
Theo bà Đỗ Thị Phiến, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Thạch Thành, trong 9 tháng năm 2017, huyện Thạch Thành đã thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, trồng nhiều giống cây con có hiệu quả kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để giúp nhân dân phát triển kinh tế.
Huyện đã chuyển 242,2 ha đất lúa hiệu quả thấp sang trồng mía, ngô, nuôi trồng thủy sản và liên kết với Công ty Giống Thái Bình, Công ty Phân bón Lục Thần Nông để đưa giống chất lượng, năng suất cao, phân nén chậm tan vào sản xuất.
Riêng việc sản xuất mía nguyên liệu, huyện Thạch Thành đã tổ chức quản lý, thu hoạch mía nguyên liệu vụ ép 2016-2017 được gần 5.200 ha, năng suất mía bình quân đạt 66 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 339.296 tấn.
Trong vụ trồng mía nguyên liệu vụ ép 2017-2018, huyện đang chỉ đạo nhân dân trồng trên tổng diện tích 5.250 ha; trong đó diện tích trồng mới 1.700 ha, có 260 ha mía nguyên liệu trên cánh đồng lớn.
Đặc biệt, huyện còn chỉ đạo sản xuất cây ăn quả có múi liên kết tạo thành chuỗi sản xuất hàng hóa nâng cao giá trị sản xuất, huyện Thạch Thành cũng phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam để điều tra, rà soát diện tích đất vườn tạp, đất trang trại, xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư trồng cây có múi (cam, bưởi) được 50 ha, đưa tổng diện tích cây có múi toàn huyện lên 150 ha.
Tính đến nay, đã có 1.186 trang trại do nhân dân xây dựng, toàn huyện đã trồng mới 139 ha cam và 200 ha bưởi các loại, dự kiến sẽ thu hoạch vào năm 2018.
Trong các mô hình trồng cam tại các xã Thành Vân, Thạch Quảng, Thạch Tượng, có doanh nghiệp tư nhân Thủy Ngọc đã trồng 25 ha cam Vân Du, cam V2, cam Xã Đoài và 15 ha bưởi các loại.
Đây là mô hình đã đầu tư trồng mới áp dụng hệ thống tưới phun sương và đầu tư thâm canh công nghệ cao. Hiện tại cam đã cho quả bói, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào năm sau, công ty sẽ đấu mối để cung ứng qua hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Không chỉ phát triển trồng trọt, huyện Thạch Thành còn tập trung phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp và xây dựng các thôn, bản, xã đi đến đạt chuẩn nông thôn mới. Hiện tổng đàn trâu 19.568 con, đàn bò 10.492 con, đàn gia cầm 427.430 con, đàn lợn 36.123 con.
Huyện cũng đang thực hiện khảo sát, lập dự án xin chủ trương đầu tư chăn nuôi lợn sinh sản quy mô 18.000 lợn mẹ sinh sản của công ty Newhope Singapore tại Thạch Tượng, với tổng kinh phí 50 triệu USD.
Cũng theo bà Phiến, thời gian tới huyện Thạch Thành sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nhân dân miền núi phát triển kinh tế và xây dựng 2 xã, 9 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa ở vụ mùa với diện tích 1.250 ha.
Nguyễn Nam