Tây Ninh phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu 27 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 12 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội toàn quốc Hội Nông dân V
Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu 27 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 12 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội toàn quốc Hội Nông dân V

Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra ngày 25/8. Đại hội đã bầu 27 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028. Bà Lê Thị Ngọc Yến, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Tây Ninh phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp ảnh 1Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã bầu 27 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 12 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII. Ảnh: Giang Phương - TTXVN

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định biểu dương những kết quả, thành tích đạt được trong công tác Hội và phong trào nông dân của Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ qua.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề nghị, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục giữ vững truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, phát huy trí tuệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển của tỉnh.

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ đó khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Hội chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có tư duy, nhận thức nhạy bén: Tự tin trong tham mưu, khéo léo, linh hoạt trong tuyên truyền vận động, được dân tin, dân học tập, dân làm theo…

Hội cần đổi mới phương thức tập hợp, thu hút hội viên thông qua việc xây dựng các hội, chi hội nông dân nghề nghiệp gắn với xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã và phát triển sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, Hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, doanh nghiệp tổ chức hoạt động dịch vụ, hỗ trợ hội viên, nông dân, chuyển giao kiến thức, khoa học công nghệ, nhất là kỹ năng tổ chức sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi số; kết nối, giới thiệu, tiêu thụ nông sản; chú trọng đào tạo nghề cho hội viên, nông dân theo mô hình “nông dân dạy nông dân”...

Tây Ninh phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp ảnh 2Bà Lê Thị Ngọc Yến đắc cử Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Giang Phương - TTXVN

Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở, linh hoạt, phù hợp với bối cảnh COVID-19. Có 8/10 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023 đề ra thực hiện đạt và vượt.

Các hoạt động tuyên truyền được triển khai sâu rộng, có nhiều đổi mới. Công tác xây dựng tổ chức Hội tiếp tục được củng cố, phát triển. Chất lượng hội viên và sinh hoạt chi, tổ Hội từng bước được nâng lên. Đến nay, Hội đã xây dựng và thành lập được 385 chi hội nghề nghiệp, đạt 86,9% và 1.593 tổ hội nghề nghiệp với 11.754 hội viên, đạt 51,87%.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong nông dân và xuất hiện ngày càng nhiều điển hình làm kinh tế giỏi, nông dân thoát nghèo bền vững. Hội xây dựng nhiều mô hình kinh tế, góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của Hội còn một số hạn chế như: Ở một số nơi còn mang tính hành chính, thiếu hoạt động cụ thể, thiết thực; công tác phát triển hội viên mới ở một số địa phương còn chạy theo số lượng, thành tích; phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi còn hạn chế về quy mô, sản xuất đa phần chưa theo chuỗi giá trị. Việc liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa mạnh.

Mục tiêu trong nhiệm kỳ mới 2023-2028, Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh xác định: Xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh gắn. Cùng với đó là đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, phát triển mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị...

Giang Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm