Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Phù Hoa” tại Ngày hội. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Phù Hoa” tại Ngày hội. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Ngày 25/11, Ủy ban Nhân dân huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa huyện Phù Yên với chủ đề “Đậm đà hương vị Phù Hoa” năm 2023.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 1Các đội tham gia Giải đua thuyền truyền thống. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Sáng 25/11, tại hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, huyện Phù Yên đã tổ chức Giải đua thuyền truyền thống và các hoạt dộng biểu diễn dù lượn, lướt ván.

Tham gia Giải đua thuyền có sự tham gia của 9 đội thi với gần 100 vận động viên đến từ 8 xã của huyện Phù Yên và đội thi đến từ thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thi đấu nội dung đồng đội nam.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 2Trình diễn lướt ván tại Ngày hội Du lịch Văn hóa huyện Phù Yên năm 2023. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Đây là hoạt động tạo sân chơi bổ ích, không khí thi đua sôi nổi, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí tinh thần của nhân dân. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá về miền đất, con người, nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc huyện Phù Yên. Qua đó, tạo sức hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư liên doanh, hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch của huyện trong thời gian tới.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 3Các đội tham gia phần thi giã gạo nấu cơm. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Cũng trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch Văn hóa huyện Phù Yên năm 2023, ngày 25/11, Ủy ban Nhân dân huyện Phù Yên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo “Du lịch Phù Yên - Cơ hội và thách thức”.

Phù Yên là huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Sơn La, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với địa hình đa dạng, vừa có núi cao, hồ, suối khoáng nóng, hang động, vừa có dòng sông Đà chảy qua.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 4Các vận động viên tham gia nội dung thi đẩy gậy. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Các giá trị tài nguyên tự nhiên nổi trội, như: rừng thông Noong Cốp, xã Quang Huy nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, diện tích hơn 1.300 ha, có hàng vạn cây thông trên 30 năm tuổi; rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại bản Nhọt, xã Gia Phù, đây là nơi dừng chân, đóng quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đoàn quân giải phóng năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, nay đã trở thành Di tích lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La công nhận năm 2008; hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, cách trung tâm huyện Phù Yên gần 10 km, có quy mô hơn 50ha với dung tích trên 4 triệu mét khối nước và cánh đồng Mường Tấc rộng 1.600ha, lớn thứ 4 vùng Tây Bắc…

Bên cạnh đó, Phù Yên còn là huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Trong đó, có 3 Di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, gồm: rừng Bản Nhọt (rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp), xã Gia Phù; đình Chu, bản Chiềng Hạ, xã Quang Huy và di tích đèo Lũng Lô thuộc xã Mường Cơi. Về văn hóa phi vật thể có lễ hội Xíp Xí của người Thái trắng; lễ hội Mợi của người Mường…

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 5Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Phù Hoa” tại Ngày hội. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Tuy nhiên, du lịch huyện Phù Yên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Thông qua hội thảo, lãnh đạo Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La; đại diện các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, các nhà đầu tư về du lịch… đã có nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, khách quan và chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch huyện Phù Yên trong thời gian tới.

Ngoài ra, chiều 25/11, hơn 300 vận động viên đến từ 27 xã, thị trấn của huyện cũng đã tham gia các nội dung thi kéo co, đẩy gậy, nấu cơm thi… Các vận động viên đã thể hiện sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn, mang đến những trận đấu sôi nổi, hấp dẫn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đông đảo khán giả.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 6Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Yên Đặng Quang Hưng cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Gạo Phù Yên” cho hợp tác xã Quang Huy. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phù Yên Đặng Quang Hưng cho biết, đây là lần đầu tiên huyện tổ chức ngày hội nhưng đã có rất đông du khách, đặc biệt là du khách ở ngoài huyện, ngoài tỉnh đến tham dự. Đây là thành công bước đầu tạo tiền đề để huyện tổ chức Ngày hội và các chương trình quảng bá du lịch, nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc vào những năm tiếp theo.

Nhân dịp này, Ủy ban Nhân dân huyện Phù Yên cũng tổ chức Lễ công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu “Gạo Phù Yên” cho Hợp tác xã Quang Huy; Quyết định công nhận Điểm du lịch Khu di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù.

Tạo sức hấp dẫn, thu hút đầu tư phát triển du lịch huyện Phù Yên ảnh 7Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân (bên phải) trao Quyết định công nhận Điểm du lịch Khu di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp rừng bản Nhọt, xã Gia Phù cho đại diện huyện Phù Yên. Ảnh: Quang Quyết -TTXVN

Ngay sau lễ công bố đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Phù Hoa”. Qua đó, giới thiệu với du khách và các nhà đầu tư về những tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch và bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trong huyện.

Kết thúc chương trình, các đại biểu, du khách và đông đảo nhân dân trong huyện đã cùng hòa mình vào vòng xòe đoàn kết, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó.

Quang Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phát huy giá trị văn hóa Chăm Pa trên vùng đất Phú Yên

Phù điêu Kala Núi Bà (Phú Yên) thuộc nền văn hóa Chăm Pa là một trong 33 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia theo Quyết định số 1712/QĐ-TTG ngày 31/12/2024. Để phát huy những giá trị văn hóa lịch sử này, tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá; đồng thời tiếp tục nghiên cứu các hiện vật khác nhằm lưu giữ, tôn vinh giá trị văn hóa Chăm Pa trong dòng chảy lịch sử địa phương.

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam”. Các sự kiện văn hóa góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4). Qua đó giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, đa dạng phong phú các hoạt động thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Khánh thành nhà rông thôn Kon Leang

Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa.

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Phú Thọ sẽ có tháp Hùng Vương

Tháp Hùng Vương là 1 trong 6 nhóm dự án quan trọng trong Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ngày nay "Hầm bí mật in tài liệu của Ban Tuyên Huấn Hoa Vận" là di tích lịch sử thu hút du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh.

"Địa chỉ đỏ" in báo cách mạng giữa lòng Sài Gòn

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầm bí mật đặt tại ngôi nhà số 341/10 Gia Phú (quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) là nơi Ban Tuyên Huấn Hoa Vận in ấn tài liệu, Bản tin giải phóng tiếng Hoa của Ban Tuyên huấn Hoa vận, Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định... với nhiều bài báo yêu nước, kêu gọi nhân dân xuống đường tranh đấu, ủng hộ cách mạng. Ngày nay, hầm in bí mật được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Khánh Hòa: Triển lãm 50 năm thành tựu và phát triển 1975 - 2025

Chiều 25/3, tại thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển lãm ảnh "Khánh Hòa - 50 năm thành tựu và phát triển", nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975 - 2/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Trưng bày hơn 500 hiện vật chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”

Chiều 25/3, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “95 năm dưới cờ Đảng quang vinh”, “Dấu ấn 50 năm - Huế vươn mình vào kỷ nguyên phát triển mới”, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025).

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglai

Đồng bào Raglai sở hữu một kho tàng tri thức dân gian đồ sộ, từ sử thi, truyện cổ, dân ca đến luật tục… Không chỉ vậy, đồng bào còn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian đặc sắc như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời… Trong đó lễ ăn mừng đầu lúa mới đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định gái trị văn hóa sâu sắc và vai trò quan trọng trong đời sống, tinh thần của cộng đồng người Ragalai.

Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Những bước chân tri ân trên mảnh đất Vị Xuyên anh hùng

Ngày 22/3, Hiệp hội Du lịch tỉnh Hà Giang tổ chức chương trình trải nghiệm “Hành quân theo bước chân anh và Hành trình biên cương xanh” tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Chương trình thu hút hàng trăm cựu chiến binh, du khách từ nhiều tỉnh, thành phố và đoàn viên thanh niên. Tất cả khoác lên mình trang phục Bộ đội Cụ Hồ, cùng sống lại những ký ức hào hùng của một thời máu lửa, đồng thời thể hiện lòng tri ân với các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ từng tấc đất biên cương.

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Nhà trình tường, di sản văn hóa người Mông ở Hà Giang

Những ngôi nhà trình tường với kiến trúc cổ truyền được coi là một nét văn hoá của người Mông ở vùng Cao nguyên đá ở Hà Giang. Theo quan niệm của họ, ngôi nhà trình tường truyền thống chính là thước đo đánh giá sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi dòng họ, đây cũng là căn cứ để xác định đâu là người Mông cư trú lâu nhất vùng.

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Thành phố Đà Lạt nhận 2 giải thưởng lớn trong Festival châu Á 2025

Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), tối 20/3, tại Hội nghị thượng đỉnh Festival toàn cầu năm 2025 tổ chức tại Trung tâm hội nghị HICO ở Gyeongju (Hàn Quốc), thành phố Đà Lạt vinh dự nhận cùng lúc 2 giải thưởng Festival châu Á 2025.

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Kỷ lục gia sưu tập kỷ vật người Hoa ở Việt Nam

Anh Dương Rạch Sanh, ngụ ở quận 5 đang giữ hơn 2.500 kỷ vật của người Hoa ở TP. HCM là người đang xác lập kỷ lục Việt Nam: "Người sở hữu bộ sưu tập kỷ vật của người Hoa ở Việt Nam trước năm 1975 có số lượng nhiều nhất". Đây là bộ sưu tập lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và mang dấu ấn quá trình hội nhập của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn

 Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2025

Tối 19/3, tại thành phố Châu Đốc, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Nhiều hoạt động văn hóa tại Bắc Kạn trong tháng 4/2025

Chiều 18/3, UBND tỉnh Bắc Kạn thông tin, từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, tỉnh sẽ tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, với điểm nhấn "Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn năm 2025" có chủ đề "Sông Cầu - Nơi ngọn nguồn hội tụ", quy mô các tỉnh, thành phố lưu vực sông Cầu: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng"

Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).