Sáng 5/8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 7 năm 2024 để thảo luận, cho ý kiến đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; về lãi suất gói tín dụng 120 ngàn tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân.
Cùng với việc tăng 30% lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7 này, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi và trợ cấp xã hội cũng có mức hưởng tăng lên.
Dự kiến từ ngày 1/7 tới, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Theo đó, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp), đặc biệt là viên chức giáo dục và y tế sẽ hưởng mức lương cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức. Đây là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Dự kiến cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, Hội đồng Tiền lương quốc gia mới họp để chốt phương án khuyến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, do đó lương tối thiểu trong khối doanh nghiệp khó có thể tăng từ ngày 1/1/2024. Phó Cục trưởng Cục Quan hệ lao động tiền lương Tống Văn Lai cho biết tại buổi họp báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chiều 17/10.
Trong tháng 7, nhiều chính sách mới có ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và người dân chính thức có hiệu lực, như các chính sách về tăng lương cơ sở, tinh giản biên chế, bảo vệ dữ liệu cá nhân...
Ngày 23/5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ đã trình Chính phủ phương án tăng lương hưu, trợ cấp với đề xuất tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng; điều chỉnh mức hưởng của một số đối tượng.
Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 11/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với 451 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 90,56 %.
Triển khai quy định tại Điều 91 của Bộ luật Lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 20/5 đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương dự thảo Tờ trình và Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và hội đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân. Theo dự thảo, 7 đối tượng sẽ được tăng lương lên mức 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2020.
Theo tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ đang lấy ý kiến về Dự thảo nghị định điều chỉnh lương hưu và trợ cấp xã hội, với 8 nhóm đối tượng dự kiến được tăng thêm khoảng 7,382% lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Mức tăng trên tương xứng với mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng tăng lên 1,6 triệu đồng /tháng từ ngày 1/7/2020.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, từ ngày 1/1/2020, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 150.000 đồng đến 240.000 đồng so với mức áp dụng năm 2019.
Chiều 21/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Chiều 10/7, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Tọa đàm về mức sống tối thiểu, tình hình đời sống tối thiểu của người lao động, đề xuất phương án điều chỉnh lương năm 2020, trước khi Hội đồng tiền lương Quốc gia họp phiên thứ hai.
Sáng 14/6, Hội đồng Tiền lương quốc gia tổ chức phiên họp Hội đồng về phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2020, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Phiên họp đầu tiên thảo luận về tăng lương tối thiểu vùng (áp dụng cho khối doanh nghiệp) năm 2017 diễn ra ngày 20/7 tại Đồ Sơn (Hải Phòng) mới đưa các phương án tăng lương tối thiểu vùng.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2016, kinh tế được dự báo là có nhiều triển vọng, tăng trưởng cao hơn năm 2015 và các năm trước đó vì vậy, tiền lương tối thiểu năm 2016 cần phải điều chỉnh tăng cao hơn năm 2015, hoặc ít nhất cũng phải bằng năm 2015 là 14,4%.
Việc tăng lương tối thiểu được cả phía công đoàn và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) khẳng định là cần thiết do cuộc sống của phần lớn công nhân lao động còn khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không muốn tăng nhiều vì sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận.