Công nhân quá chật vật
Tháng nào chị Nguyễn Thu Hạnh, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cũng làm thêm giờ, tăng ca liên tục, mới có được mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng. “Có như vậy mới đủ chi tiêu, bởi tiền điện nhà chủ tính khá cao ở mức 4.000 đồng/số, nước 70.000 đồng/người… Do đó, nghe đến tăng lương là mừng, tuy nhiên cũng lại lo vì nếu tăng lương mà Nhà nước không giữ ổn định được giá cả, thì cuộc sống vẫn chưa thể bớt khó khăn được”, chị Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ.
Tháng nào chị Nguyễn Thu Hạnh, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) cũng làm thêm giờ, tăng ca liên tục, mới có được mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng. “Có như vậy mới đủ chi tiêu, bởi tiền điện nhà chủ tính khá cao ở mức 4.000 đồng/số, nước 70.000 đồng/người… Do đó, nghe đến tăng lương là mừng, tuy nhiên cũng lại lo vì nếu tăng lương mà Nhà nước không giữ ổn định được giá cả, thì cuộc sống vẫn chưa thể bớt khó khăn được”, chị Nguyễn Thu Hạnh chia sẻ.
Một bữa cơm công nhân tại KCN Bắc Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Quốc Toản |
Mới đây, Công đoàn Công ty TNHH ToTo Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long) đã tổ chức khảo sát cuộc sống của công nhân, kết quả cho thấy: Để đảm bảo được các khoản chi tiêu thiết yếu nhất cho cuộc sống hàng ngày, đối với công nhân độc thân phải đạt mức 4,1 triệu đồng/tháng, tức lương tối thiểu cần tăng thêm 25% so với hiện nay. Bà Phạm Thị Bích Hải, Chủ tịch Công đoàn công ty TNHH ToTo Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long) cho biết: “Hiện công ty cũng đã chủ động trả cho người lao động mức lương cơ bản lên hơn 3,6 triệu đồng, cao hơn lương tối thiểu vùng, cộng thêm nhiều khoản hỗ trợ, phụ cấp khác để công nhân ổn định cuộc sống”.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu chế xuất (KCN-KCX) Hà Nội cho biết: “Phần lớn công nhân là thanh niên, nhưng họ đi chợ sắm sửa bữa tối chỉ dám mua vài quả trứng, bìa đậu, mớ rau, nhìn mà thấy xót xa. Do đó, việc tăng lương tối thiểu là cần thiết, bởi trên cơ sở tăng lương tối thiểu, công đoàn KCN - KCX Hà Nội tiến hành đàm phán thương lượng với chủ sử dụng lao động cải thiện đời sống người lao động qua việc tăng phụ cấp, hỗ trợ về chỗ ở, bữa ăn… để giảm áp lực với cuộc sống người lao động”.
“Chủ sử dụng lao động luôn nói lao động là vốn quý của doanh nghiệp nhưng mức lương và các khoản hỗ trợ họ trả rất thấp, người lao động chưa đủ sống. Mà cụ thể ở đây là bữa ăn của công nhân chủ yếu là rau, đậu phụ, cá khô. Nếu cứ duy trì cuộc sống như thế, thì chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng và không thể tính đến tăng năng suất lao động”, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho biết.
Tăng trong khả năng của doanh nghiệp
Khảo sát trên thị trường lao động cho thấy, giá thuê nhân công tại Hà Nội khoảng 4,4 triệu đồng/tháng và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9 triệu đồng/tháng; đều cao hơn mức lương tối thiểu hiện nay (3,1 triệu đồng).
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu chế xuất (KCN-KCX) Hà Nội cho biết: “Phần lớn công nhân là thanh niên, nhưng họ đi chợ sắm sửa bữa tối chỉ dám mua vài quả trứng, bìa đậu, mớ rau, nhìn mà thấy xót xa. Do đó, việc tăng lương tối thiểu là cần thiết, bởi trên cơ sở tăng lương tối thiểu, công đoàn KCN - KCX Hà Nội tiến hành đàm phán thương lượng với chủ sử dụng lao động cải thiện đời sống người lao động qua việc tăng phụ cấp, hỗ trợ về chỗ ở, bữa ăn… để giảm áp lực với cuộc sống người lao động”.
“Chủ sử dụng lao động luôn nói lao động là vốn quý của doanh nghiệp nhưng mức lương và các khoản hỗ trợ họ trả rất thấp, người lao động chưa đủ sống. Mà cụ thể ở đây là bữa ăn của công nhân chủ yếu là rau, đậu phụ, cá khô. Nếu cứ duy trì cuộc sống như thế, thì chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng và không thể tính đến tăng năng suất lao động”, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cho biết.
Tăng trong khả năng của doanh nghiệp
Khảo sát trên thị trường lao động cho thấy, giá thuê nhân công tại Hà Nội khoảng 4,4 triệu đồng/tháng và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 4,9 triệu đồng/tháng; đều cao hơn mức lương tối thiểu hiện nay (3,1 triệu đồng).
Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ, có đến 19,9% người lao động cho biết, thu nhập không đủ sống; 31,3% phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm; 40,7% vừa đủ trang trải cuộc sống. Khi được hỏi về tiền tiết kiệm, thì 62,2% trả lời không có; 37,8% nói có tiền tiết kiệm nhưng số tiền rất ít. |
Về vấn đề này, theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức thực nhận của công nhân lao động hiện nay thường cao hơn mức lương tối thiểu. Do đó, việc tăng lương tối thiểu vùng hoàn toàn nằm trong khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do mức đề xuất tăng lương tối thiểu thực chất sẽ làm tăng chi phí đóng BHXH của doanh nghiệp lên 3 - 4%, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nên đương nhiên họ sẽ “cò kè” và tìm cách giảm mức tăng lương tối thiểu càng nhiều càng tốt.
Với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn tìm ra giải pháp để mang lại nhiều lợi ích nhất cho người lao động, chính vì vậy chúng tôi đã đưa ra mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 16%, trong khi phía VCCI (đại diện cho doanh nghiệp) chỉ đưa ra mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 6 - 7%. Theo Tổng Liên đoàn, mức lương tối thiểu năm 2016 đề xuất tăng từ 350.000 - 550.000 đồng cho từng vùng (tăng trên 16%) cũng mới đáp ứng được 89% mức sống tối thiểu. Mức tăng này duy trì cho năm 2017 để mức lương tối thiểu mới đạt được 100% mức sống tối thiểu”, ông Chính cho biết.
Cũng theo ông Chính, một trong những nguyên nhân sâu xa công nhân phản đối Điều 60 Luật BHXH 2014 về việc lĩnh BHXH một lần vì thực tế họ làm “quần quật” cả đời nhưng không có tiền tích lũy, do lương quá thấp. Vì vậy, họ buộc phải lấy tiền BHXH một lần, coi như là khoản tích lũy. Do đó, việc tăng lương tối thiểu cũng là góp phần đảm bảo cuộc sống an sinh xã hội.
Với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn tìm ra giải pháp để mang lại nhiều lợi ích nhất cho người lao động, chính vì vậy chúng tôi đã đưa ra mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 16%, trong khi phía VCCI (đại diện cho doanh nghiệp) chỉ đưa ra mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 6 - 7%. Theo Tổng Liên đoàn, mức lương tối thiểu năm 2016 đề xuất tăng từ 350.000 - 550.000 đồng cho từng vùng (tăng trên 16%) cũng mới đáp ứng được 89% mức sống tối thiểu. Mức tăng này duy trì cho năm 2017 để mức lương tối thiểu mới đạt được 100% mức sống tối thiểu”, ông Chính cho biết.
Cũng theo ông Chính, một trong những nguyên nhân sâu xa công nhân phản đối Điều 60 Luật BHXH 2014 về việc lĩnh BHXH một lần vì thực tế họ làm “quần quật” cả đời nhưng không có tiền tích lũy, do lương quá thấp. Vì vậy, họ buộc phải lấy tiền BHXH một lần, coi như là khoản tích lũy. Do đó, việc tăng lương tối thiểu cũng là góp phần đảm bảo cuộc sống an sinh xã hội.
Báo Tin Tức