Kiên Giang xác định thủy sản biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, sau khi Việt Nam bị EU rút thẻ vàng cảnh cáo đối với hoạt động khai thác thuỷ sản thì các lô hàng thuỷ sản của Việt Nam bị kiểm tra rất ngặt nghèo; 100% các lô hàng xuất khẩu sang EU đều bị kiểm tra, việc này gây mất thời gian và tốn chi phí cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Ngoài các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng thì người dân có sản phẩm bán cho doanh nghiệp đó cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
"Về lâu dài, chúng ta cần tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước; đồng thời là sự tự giác của ngư dân trong việc thực hiện đánh bắt có trách nhiệm. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần cả hệ thống tham gia khắc phục thẻ vàng từ EU chứ không riêng gì ngư dân. Từ đó, để cho các cơ quan quản lý của EU thấy được rằng Việt Nam có các hành động tích cực trong việc khôi phục thẻ vàng; đảm bảo đánh bắt hợp pháp, có trách nhiệm; truy suất được nguồn gốc...", ông Thắng nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, thời gian tới cần phải tích cực triển khai mạnh hơn nữa các giải pháp khắc phục thẻ vàng này, tức là phải có sự tham gia quản lý của nhà nước cùng với ngư dân, các Hội, Hiệp hội thực hiện đầy đủ các quy định của IUU nhằm chống đánh bắt bất hợp pháp và có xác nhận, chứng nhận, sổ ghi chép, theo dõi; đảm bảo ATVSTP; đồng thời gắn với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
"Kể cả hệ thống quản lý, ở đây không chỉ riêng ngành thuỷ sản, mà còn cả ngành hải quan, vì có thể có tàu cá nhập nguyên liệu vào, mà ngyên liệu đó nằm trong danh mục cấm. Do đó, cơ quan hải quan cũng phải có nhiệm vụ ngăn chặn tình trạng đó. Mặc dù, có thể gọi là tạm nhập tái xuất nhưng hàng cứ vào Việt Nam thì các sản phẩm đó cũng bị EU cảnh báo" - ông Thắng nói.
Thành Trung