Sức hút dòng tiền từ khối ngoại
Thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho thấy, trong 8 tháng 2015 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có khoảng 25.250 giao dịch thành công, con số này tăng gấp khoảng 2 lần so với cùng kỳ 2014. Báo cáo thị trường quý III/2015 của công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cũng thể hiện rõ, thị trường BĐS có diễn biến tích cực, thúc đẩy lượng tiền đổ vào từ người mua nhà. Các dự án mới và đang xây dựng có mức tăng giá cao hơn so với các dự án đã hoàn thiện trước đây. Giá sơ cấp bình quân cũng tiếp tục tăng, với mức 5 - 7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi tức nhà cho thuê ở Việt Nam hiện nằm trong khoảng 5%.
Dòng tiền từ khối ngoài đổ vào thị trường cũng BĐS rất lớn, trong đó chủ yếu là từ khối ASEAN. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), các doanh nghiệp từ khối ASEAN đang rót vốn hơn 16,6 tỷ USD vào thị trường BĐS Việt Nam. Singapore là quốc gia tham gia vào nhiều dự án nhất (77 dự án, đầu tư 10 tỉ USD), thứ hai là Malaysia (16 dự án, 5,5 tỉ USD) và Brunei (2 dự án, 1 tỉ USD). Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN là một trong những nguyên nhân gia tăng sức hấp dẫn của lĩnh vực này với dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó Việt Nam hiện là quốc gia có lợi thế so với các nước khác trong khu vực, khi thị trường Thái Lan và Singapore đều đã bão hòa.
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam cho hay, với lợi thế trên, dòng vốn FDI đã quay trở lại lĩnh vực BĐS khá mạnh, với tỷ trọng 61%, ở tất cả các sản phẩm nhà ở, đất nền, khách sạn, nhà xưởng đến văn phòng và trung tâm thương mại. “Mới đây, một quỹ đầu tư tư nhân Hồng Kông là Gaw Capital Partners đã mua lại bốn dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam và TP.HCM từ Indochina Land. Tập đoàn Capitaland cũng vừa rót thêm 150 triệu USD vào Việt Nam để hợp tác với nhà đầu tư trong nước phát triển dự án căn hộ cao cấp. Quỹ đầu tư Creed Group đến từ Nhật Bản đã dành hơn 1 năm tìm hiểu thị trường Việt Nam trước khi quyết định đầu tư 200 triệu USD vào An Gia Investment… Những thương vụ này cho thấy các hoạt động đầu tư từ nước ngoài khác cũng phát triển mạnh” - ông Marc Townsend cho biết thêm.
Kênh BĐS nhiều tiềm năng
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay lãi suất tiền gửi USD đã giảm bằng 0%, lãi suất VNĐ thì đang thực dương gần 7%, tỷ giá VND/USD sẽ không tăng theo “cam kết” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ nay đến hết năm 2015 vì NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/USD 3 lần trong 9 tháng qua, giá vàng thì chạy quanh ngưỡng 1.100 - 1.130 USD/oz, thị trường chứng khoán cứ "xập xình" lên xuống, không biết đâu là đáy của thị trường. Nếu đầu tư các kênh này, những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thích “lướt sóng” ngắn hạn sẽ không sinh được lời mà còn gặp nhiều rủi ro khá cao. Với những ai thích mạo hiểm và có sức bền tốt thì nên lựa chọn kênh đầu tư vàng và chứng khoán.
TS Bùi Quang Tín, Khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra dấu hiệu của sự tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực địa ốc, đó là dòng tiền từ ngân hàng được “bơm” cho địa ốc tăng mạnh. Theo đó, các ngân hàng gần đây ồ ạt bơm tiền cho BĐS, khiến tín dụng đổ vào BĐS tăng 11%. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng cho vay BĐS khi giảm hệ số rủi ro với các khoản khó đòi trong lĩnh vực này từ 250% xuống 150% và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 30% lên 60%, đã thúc đẩy dòng vốn chảy vào lĩnh vực này. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại đây cho thấy, trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 9/2015 đạt 1.143.200 tỷ đồng, thì cho vay BĐS chiếm đến 13%.
Từ những phân tích trên, TS Bùi Quang Tín cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư BĐS tại Việt Nam. “Trong 5 năm tới, BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, các chính sách kinh tế và chính sách riêng cho thị trường BĐS, các gói kích cầu và những sửa đổi trong luật kinh doanh BĐS đang phát huy tác dụng, đưa lĩnh vực này phát triển sang một giai đoạn mới. Tỷ suất sinh lời hiện nay khi đầu tư vào BĐS trung bình vào khoảng 5 - 7% cho các dự án tốt” -TS Tín lạc quan.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho biết BĐS hiện đang trên đà phục hồi tốt, giá cả lại phải chăng. Nếu mua tại thời điểm này NĐT có thể được giá vừa có vị trí tốt.
Thống kê của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho thấy, trong 8 tháng 2015 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có khoảng 25.250 giao dịch thành công, con số này tăng gấp khoảng 2 lần so với cùng kỳ 2014. Báo cáo thị trường quý III/2015 của công ty nghiên cứu thị trường CBRE Việt Nam cũng thể hiện rõ, thị trường BĐS có diễn biến tích cực, thúc đẩy lượng tiền đổ vào từ người mua nhà. Các dự án mới và đang xây dựng có mức tăng giá cao hơn so với các dự án đã hoàn thiện trước đây. Giá sơ cấp bình quân cũng tiếp tục tăng, với mức 5 - 7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi tức nhà cho thuê ở Việt Nam hiện nằm trong khoảng 5%.
|
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam cho hay, với lợi thế trên, dòng vốn FDI đã quay trở lại lĩnh vực BĐS khá mạnh, với tỷ trọng 61%, ở tất cả các sản phẩm nhà ở, đất nền, khách sạn, nhà xưởng đến văn phòng và trung tâm thương mại. “Mới đây, một quỹ đầu tư tư nhân Hồng Kông là Gaw Capital Partners đã mua lại bốn dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam và TP.HCM từ Indochina Land. Tập đoàn Capitaland cũng vừa rót thêm 150 triệu USD vào Việt Nam để hợp tác với nhà đầu tư trong nước phát triển dự án căn hộ cao cấp. Quỹ đầu tư Creed Group đến từ Nhật Bản đã dành hơn 1 năm tìm hiểu thị trường Việt Nam trước khi quyết định đầu tư 200 triệu USD vào An Gia Investment… Những thương vụ này cho thấy các hoạt động đầu tư từ nước ngoài khác cũng phát triển mạnh” - ông Marc Townsend cho biết thêm.
Kênh BĐS nhiều tiềm năng
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện nay lãi suất tiền gửi USD đã giảm bằng 0%, lãi suất VNĐ thì đang thực dương gần 7%, tỷ giá VND/USD sẽ không tăng theo “cam kết” của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từ nay đến hết năm 2015 vì NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/USD 3 lần trong 9 tháng qua, giá vàng thì chạy quanh ngưỡng 1.100 - 1.130 USD/oz, thị trường chứng khoán cứ "xập xình" lên xuống, không biết đâu là đáy của thị trường. Nếu đầu tư các kênh này, những nhà đầu tư nhỏ lẻ và thích “lướt sóng” ngắn hạn sẽ không sinh được lời mà còn gặp nhiều rủi ro khá cao. Với những ai thích mạo hiểm và có sức bền tốt thì nên lựa chọn kênh đầu tư vàng và chứng khoán.
TS Bùi Quang Tín, Khoa quản trị kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra dấu hiệu của sự tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực địa ốc, đó là dòng tiền từ ngân hàng được “bơm” cho địa ốc tăng mạnh. Theo đó, các ngân hàng gần đây ồ ạt bơm tiền cho BĐS, khiến tín dụng đổ vào BĐS tăng 11%. Bên cạnh đó, chính sách nới lỏng cho vay BĐS khi giảm hệ số rủi ro với các khoản khó đòi trong lĩnh vực này từ 250% xuống 150% và tăng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ 30% lên 60%, đã thúc đẩy dòng vốn chảy vào lĩnh vực này. Chỉ tính riêng TP Hồ Chí Minh, thống kê của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tại đây cho thấy, trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 9/2015 đạt 1.143.200 tỷ đồng, thì cho vay BĐS chiếm đến 13%.
Từ những phân tích trên, TS Bùi Quang Tín cho rằng đây là thời điểm tốt để đầu tư BĐS tại Việt Nam. “Trong 5 năm tới, BĐS vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, các chính sách kinh tế và chính sách riêng cho thị trường BĐS, các gói kích cầu và những sửa đổi trong luật kinh doanh BĐS đang phát huy tác dụng, đưa lĩnh vực này phát triển sang một giai đoạn mới. Tỷ suất sinh lời hiện nay khi đầu tư vào BĐS trung bình vào khoảng 5 - 7% cho các dự án tốt” -TS Tín lạc quan.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho biết BĐS hiện đang trên đà phục hồi tốt, giá cả lại phải chăng. Nếu mua tại thời điểm này NĐT có thể được giá vừa có vị trí tốt.
Báo Tin Tức