Chỉ trong 1 tuần (từ ngày 14 - 20/10) đã có thêm 44 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue mới. Đặc biệt, tại huyện miền núi Tu Mơ Rông, chỉ trong vòng 3 ngày (từ 14 - 16/10) đã xuất hiện thêm 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới. Như vậy, tính đến hết ngày 20/10, toàn tỉnh Kon Tum ghi nhận được 460 ổ dịch với hơn 1.350 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Thành phố Kon Tum là nơi tập trung số ổ dịch, số ca mắc cao nhất, tiếp đến là Đăk Hà, Sa Thầy…
Hiện, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã vượt qua số mắc của 2 năm 2017, 2018 cộng lại (năm 2017 là 571 ca; năm 2018 là 486 ca). Dự báo trong những tuần tiếp theo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn diễn biến phức tạp vì đang bước vào tháng đỉnh điểm của mùa dịch bệnh tại tỉnh Kon Tum. Số ổ dịch gia tăng, các huyện, thành phố không xử lý kịp thời, bỏ sót ổ dịch; cùng với diễn biến thời tiết xen kẽ các đợt mưa và nắng ấm là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi, lăng quăng/bọ gậy phát sinh và phát triển mạnh.
Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã, đang tăng cường các biện pháp cấp bách để đối phó với dịch sốt xuất huyết Dengue. Trước mắt, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã tiến hành cách ly, điều trị cho các ca bệnh; tổ chức xử lý ổ dịch với hơn 700 đợt phun, thực hiện công tác diệt lăng quăng/bọ gậy tại các ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi sốt xuất huyết Dengue chủ động trên 36 đợt.
10/10 huyện, thành phố triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh. 876 đội xung kích phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue được thành lập tại các xã, phường, thị trấn để vận động, cùng với người dân thực hiện công tác diệt lăng quăng/bọ gậy tại các thôn, làng, tổ dân phố; tổ chức hơn 6.000 lượt dọn vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã chủ động hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue, như: UBND huyện Đăk Glei hỗ trợ 40 triệu đồng, huyện Ngọc Hồi 30 triệu đồng, huyện Sa Thầy 55 triệu đồng và thành phố Kon Tum hỗ trợ 90 triệu đồng.
Theo nhận định của ngành chức năng, những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ diễn biến phức tạp. Bởi đây là năm đúng vào chu kỳ dịch 3 năm bệnh sốt xuất huyết Dengue của tỉnh Kon Tum; thông thường số mắc bắt đầu tăng lên vào tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 8, 9 của năm. Một số địa bàn cần chú ý trong thời gian tới là thành phố Kon Tum, các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy. Tại các địa phương này, trước đây đều đã có lưu hành ổ dịch sốt xuất huyết Dengue và hiện nay số ca mắc đang bắt đầu tăng cao.
Các địa phương cần tiếp tục tập trung nguồn lực, khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, không để sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng. Các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để khoanh vùng xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương vận động, cùng với người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên các địa bàn.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, như: truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình; truyền thông gián tiếp qua xe loa, hệ thống loa công cộng, qua Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện/thành phố... để người dân nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh, đến cơ sở y tế điều trị kịp thời, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ngành Y tế tập huấn, phổ biến cho cán bộ y tế các quy định về chẩn đoán, điều trị, giám sát, phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue; kiện toàn, duy trì hoạt động của đội chống dịch cơ động, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh. Ngành huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ..., để đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.
Hiện, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã vượt qua số mắc của 2 năm 2017, 2018 cộng lại (năm 2017 là 571 ca; năm 2018 là 486 ca). Dự báo trong những tuần tiếp theo, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn diễn biến phức tạp vì đang bước vào tháng đỉnh điểm của mùa dịch bệnh tại tỉnh Kon Tum. Số ổ dịch gia tăng, các huyện, thành phố không xử lý kịp thời, bỏ sót ổ dịch; cùng với diễn biến thời tiết xen kẽ các đợt mưa và nắng ấm là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi, lăng quăng/bọ gậy phát sinh và phát triển mạnh.
Trước tình hình đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã, đang tăng cường các biện pháp cấp bách để đối phó với dịch sốt xuất huyết Dengue. Trước mắt, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã tiến hành cách ly, điều trị cho các ca bệnh; tổ chức xử lý ổ dịch với hơn 700 đợt phun, thực hiện công tác diệt lăng quăng/bọ gậy tại các ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi sốt xuất huyết Dengue chủ động trên 36 đợt.
10/10 huyện, thành phố triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh. 876 đội xung kích phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue được thành lập tại các xã, phường, thị trấn để vận động, cùng với người dân thực hiện công tác diệt lăng quăng/bọ gậy tại các thôn, làng, tổ dân phố; tổ chức hơn 6.000 lượt dọn vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy.
Đặc biệt, nhiều địa phương đã chủ động hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue, như: UBND huyện Đăk Glei hỗ trợ 40 triệu đồng, huyện Ngọc Hồi 30 triệu đồng, huyện Sa Thầy 55 triệu đồng và thành phố Kon Tum hỗ trợ 90 triệu đồng.
Theo nhận định của ngành chức năng, những tháng cuối năm 2019, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ diễn biến phức tạp. Bởi đây là năm đúng vào chu kỳ dịch 3 năm bệnh sốt xuất huyết Dengue của tỉnh Kon Tum; thông thường số mắc bắt đầu tăng lên vào tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 8, 9 của năm. Một số địa bàn cần chú ý trong thời gian tới là thành phố Kon Tum, các huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy. Tại các địa phương này, trước đây đều đã có lưu hành ổ dịch sốt xuất huyết Dengue và hiện nay số ca mắc đang bắt đầu tăng cao.
Các địa phương cần tiếp tục tập trung nguồn lực, khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn, không để sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng. Các đơn vị chức năng tăng cường các biện pháp giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để khoanh vùng xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương vận động, cùng với người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue trên các địa bàn.
Ngoài ra, các địa phương cần tăng cường, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, như: truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình; truyền thông gián tiếp qua xe loa, hệ thống loa công cộng, qua Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện/thành phố... để người dân nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh, đến cơ sở y tế điều trị kịp thời, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ngành Y tế tập huấn, phổ biến cho cán bộ y tế các quy định về chẩn đoán, điều trị, giám sát, phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue; kiện toàn, duy trì hoạt động của đội chống dịch cơ động, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống dịch bệnh. Ngành huy động mọi nguồn lực, chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện, bảo hộ..., để đáp ứng với các tình huống dịch bệnh.
Quang Thái