Số ca mắc COVID-19 giảm nhẹ, thêm hơn 1.930 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Số ca mắc COVID-19 giảm nhẹ, thêm hơn 1.930 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 19/12 đến 16 giờ ngày 20/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.977 ca mắc mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 14.966 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.127 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố; có 9.000 ca trong cộng đồng.

Hà Nội tiếp tục là đia phương ghi nhận số ca mắc cao nhất nước với 1.612 ca, tiếp đó là Bến Tre (985 ca), Cà Mau (967 ca), Tây Ninh (947 ca), Đồng Tháp (786 ca), Cần Thơ (773 ca), Khánh Hòa (709 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (687 ca), Vĩnh Long (596 ca), Bạc Liêu (552 ca), Sóc Trăng (448 ca), Bình Định (411 ca), Tiền Giang (347 ca), Hậu Giang (342 ca), Trà Vinh (329 ca), Kiên Giang (302 ca), Đồng Nai (284 ca), Hưng Yên (276 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (273 ca), An Giang (270 ca), Thanh Hóa (246 ca), Phú Yên (237 ca), Thừa Thiên Huế (228 ca), Bình Thuận (222 ca), Bắc Ninh (212 ca), Lâm Đồng (174 ca), Bình Dương (155 ca), Đà Nẵng (142 ca), Quảng Ninh (136 ca), Quảng Nam (129 ca), Nghệ An (116 ca), Gia Lai (97 ca), Hải Phòng (95 ca), Hà Giang (85 ca), Bình Phước (78 ca), Đắk Nông (63 ca), Hòa Bình (59 ca), Lạng Sơn (52 ca), Ninh Thuận (50 ca), Thái Bình, Long An (mỗi địa phương 46 ca), Nam Định (45 ca), Vĩnh Phúc (44 ca), Ninh Bình (39 ca), Sơn La (34 ca), Quảng Ngãi, Hải Dương (mỗi địa phương 31 ca), Quảng Bình (29 ca), Quảng Trị (24 ca), Hà Nam, Bắc Giang (mỗi địa phương 21 ca), Hà Tĩnh, Phú Thọ (mỗi địa phương 16 ca), Kon Tum (12 ca), Thái Nguyên, Yên Bái (mỗi địa phương 10 ca), Tuyên Quang (9 ca), Lào Cai (3 ca), Cao Bằng, Điện Biên (mỗi địa phương 3 ca), Lai Châu (1 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Phước (481 ca), Cà Mau (378 ca), Huế (342 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hậu Giang (339 ca), Hà Nội (207 ca), Hưng Yên (196 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.450 ca/ngày.

Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.555.455 ca mắc, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.772 ca mắc).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.549.945 ca, trong đó có 1.107.082 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (495.370 ca), Bình Dương (289.330 ca), Đồng Nai (95.212 ca), Tây Ninh (64.961 ca), Long An (39.709 ca).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.937 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.109.899 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.615 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ là 5.257 ca; thở ô xy dòng cao HFNC 1.264 ca; thở máy không xâm lấn 166 ca; thở máy xâm lấn 906 ca; ECMO 22 ca.

Ngày 20/12 ghi nhận 225 ca tử vong; Tại Thành phố Hồ Chí Minh có 56 ca, trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai, Cà Mau, Long An, Quảng Nam, Tây Ninh, Vĩnh Long (mỗi địa phương 1 ca).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (30 ca), An Giang (22 ca), Bình Dương (16 ca), Bến Tre (14 ca), Sóc Trăng, Tiền Giang (mỗi địa phương 11 ca), Vĩnh Long (9 ca), Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ (mỗi địa phương 8 ca), Bình Thuận (7 ca), Khánh Hòa (4 ca), Cà Mau (3 ca), Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Trà Vinh (mỗi địa phương 2 ca), Nghệ An, Quảng Nam, Bịnh Định, Đà Nẵng (mỗi địa phương 1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 244 ca/ngày.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.791 ca, chiếm 2% so với tổng số ca mắc.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong/triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), số ca tử vong/triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 108.855 mẫu xét nghiệm cho 138.512 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.972.248 mẫu cho 72.840.350 lượt người.

Trong ngày 19/12, cả nước có 696.414 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 139.458.125 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.889.748 liều, tiêm mũi 2 là 62.270.169 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.298.208 liều.

* 4 điều kiện để F0 tại Hà Nội được tham gia chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir

Theo quy định của Sở Y tế Hà Nội, F0 được tham gia chương trình là người có kết quả xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc PCR dương tính trong vòng 5 ngày; từ 18 tuổi trở lên; cam kết đồng ý tham gia chương trình bằng văn bản và không có các chống chỉ định dùng thuốc.

Trong trường hợp F0 điều trị tại nhà phải có văn bản của Chủ tịch UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho cách ly tại nhà.

Quy trình cấp phát thuốc Molnupiravir có 4 bước:

Bước 1. Phân phối thuốc: Bệnh viện Đa khoa Đống Đa phân phối thuốc Molnupiravir cho các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện.

Bước 2. Sàng lọc bệnh nhân:

Với trạm y tế cấp xã (cả trạm y tế lưu động) lập danh sách bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình, thực hiện việc khám sàng lọc, lập hồ sơ bệnh án các trường hợp đồng ý cam kết tham gia chương trình gửi trung tâm y tế tuyến huyện.

Với các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh được phân công tiếp nhận điều trị F0, thực hiện điều trị cho bệnh nhân theo các quy trình tại "Sổ tay hướng dẫn chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 thể nhẹ" do Bệnh viện Phổi Trung ương ban hành.

Bước 3: Trạm y tế liên hệ với Trung tâm y tế huyện lĩnh đủ số lượng thuốc điều trị cho bệnh nhân theo danh sách và cấp cho mỗi bệnh nhân 40 viên Molnupiravir 200mg, ngày uống 2 lần, mỗi lần 800mg (4 viên), uống trong 5 ngày.

Hàng ngày liên hệ với bệnh nhân (trực tiếp hoặc qua điện thoại) ghi nhận các sự cố bất lợi (nếu có) trong vòng 14 ngày, báo cáo Trung tâm y tế huyện hàng ngày để nhập liệu theo quy định của chương trình.

Bước 4: Các đơn vị (cơ sở điều trị, Trung tâm y tế cấp huyện) cử cán bộ phụ trách nhập liệu hàng ngày lên phần mềm trực tuyến, thực hiện báo cáo định kỳ và lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định.

Sở Y tế lưu ý, trong trường hợp bệnh nhân không dùng hết thuốc hoặc ngừng thuốc vì bất cứ lý do gì thì trả lại thuốc kèm theo "Phiếu xác nhận trả thuốc" ghi rõ số lượng thuốc còn lại và ký tên vào phiếu.

Trạm y tế tập hợp các "Phiếu xác nhận trả thuốc" gửi Trung tâm y tế cấp huyện để lưu hồ sơ.

Các viên thuốc đã phát nhưng chưa sử dụng sẽ được trả lại cho Trung tâm tập hợp để gửi về Bệnh viện Đa khoa Đống Đa thực hiện thủ tục hủy thuốc theo quy định. Vỏ thuốc sau khi dùng hết thuốc, bệnh nhân gom lại trả cho cán bộ y tế để kiểm soát việc dùng thuốc và hủy theo rác thải y tế.

Số ca mắc COVID-19 giảm nhẹ, thêm hơn 1.930 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh ảnh 1

PV

TTXVN

Có thể bạn quan tâm