Trước đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và một số bảo tàng, di tích Việt Nam phối hợp với một số bảo tàng của Đức tổ chức trưng bày chuyên đề: “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại Đức từ tháng 10/2016 đến tháng 2/2018. Trưng bày được tổ chức tại ba bảo tàng của Đức là: Bảo tàng Khảo cổ học bang Westfalen tại Herne (từ ngày 7/10/2016 đến ngày 26/2/2017), Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Chemnitz tại Chemnitz (từ ngày 30/3 đến ngày 20/8/2017) và Bảo tàng Reiss-Engelhorn tại Mannheim (từ ngày 16/9/2017 đến ngày 7/1/2018). Trưng bày diễn ra đã thành công, thu hút sự quan tâm lớn của công chúng Đức, góp phần giúp người dân Đức và châu Âu hiểu biết hơn về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam.
Với hơn trên 300 hiện vật đặc sắc, đây là lần đầu tiên một trưng bày có quy mô lớn, số lượng hiện vật nhiều nhất được tuyển lựa từ các bảo tàng trải dài từ miền Bắc đến miền Nam nước ta đã có mặt tại Đức, trong một hành trình quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam kéo dài gần ba năm. Đến nay, khi những “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” trở về nước, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước, du khách quốc tế về lịch sử, văn hóa Việt Nam thông qua những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thế kỷ 17 - 18 trên mọi miền đất nước…
Trưng bày gồm các chủ đề chính sau: Báu vật khảo cổ học thời Tiền sử; báu vật khảo cổ học thời đại Kim khí với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai; báu vật khảo cổ học lịch sử của Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên, văn hóa Óc Eo - Phù Nam, Champa và Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, văn hóa – văn minh Đại Việt…
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn…; bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo của các học giả phương Tây. Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu thêm nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong lịch sử Việt Nam. Khảo cổ học Việt Nam đã đóng góp nguồn tư liệu quan trọng, góp phần làm sáng tỏ hơn cội nguồn dân tộc và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ XX.
Với hơn trên 300 hiện vật đặc sắc, đây là lần đầu tiên một trưng bày có quy mô lớn, số lượng hiện vật nhiều nhất được tuyển lựa từ các bảo tàng trải dài từ miền Bắc đến miền Nam nước ta đã có mặt tại Đức, trong một hành trình quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam kéo dài gần ba năm. Đến nay, khi những “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” trở về nước, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong nước, du khách quốc tế về lịch sử, văn hóa Việt Nam thông qua những thành tựu nghiên cứu của khảo cổ học tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thế kỷ 17 - 18 trên mọi miền đất nước…
Trưng bày gồm các chủ đề chính sau: Báu vật khảo cổ học thời Tiền sử; báu vật khảo cổ học thời đại Kim khí với văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai; báu vật khảo cổ học lịch sử của Việt Nam 10 thế kỷ đầu công nguyên, văn hóa Óc Eo - Phù Nam, Champa và Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, văn hóa – văn minh Đại Việt…
Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, khảo cổ học Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ những phát hiện nhỏ lẻ về các nền văn hóa sơ kỳ đá mới như Hòa Bình, Bắc Sơn…; bước đầu nghiên cứu các nền văn hóa thời kim khí như Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo của các học giả phương Tây. Sau năm 1954, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục phát hiện và nghiên cứu thêm nhiều nền văn hóa thuộc các giai đoạn khác nhau, lấp được những “khoảng trống” trong lịch sử Việt Nam. Khảo cổ học Việt Nam đã đóng góp nguồn tư liệu quan trọng, góp phần làm sáng tỏ hơn cội nguồn dân tộc và văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ XX.
Thanh Giang
TTXVN