Thời điểm cuối tháng 10 hằng năm cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín hòa vào cùng sắc màu của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.
Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng và mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của đồng bào dân tộc Mường. Đây là dịp để tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một vụ mùa bội thu, đồng thời cũng là cơ hội để cộng đồng gắn kết, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
Cuối Thu, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông. Đồng thời, cũng là dịp cho những người đam mê khám phá, “săn ảnh” đến và trải nghiệm.
Cứ vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm khung cảnh ruộng đồng ở vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) lại hiện lên như những bức tranh thủy mặc. Những thửa ruộng bậc thang ẩn hiện trong mây núi vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn luôn rất đẹp mắt, nhất là khi người Mông ở đây ra đồng đưa nước vào ruộng và làm đất chuẩn bị cho một mùa vụ mới trong năm. Mùa nước đổ cũng đang trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo ở nơi vùng cao này, đang được khai thác, mời gọi du khách đến với Mù Cang Chải để trải nghiệm.
Thời điểm tháng 5, tháng 6 hằng năm cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín hòa vào cùng sắc màu của bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi đây.
Cứ mỗi dịp cuối tháng 9 và đầu tháng 10 dương lịch hàng năm, các thửa ruộng bậc thang tại các địa phương của tỉnh Lai Châu lại như khoác lên mình màu vàng óng của lúa chín đẹp như tranh vẽ, hút hồn bất kỳ ai khi lạc bước đến nơi này.
Cứ vào dịp cuối tháng 5, và đầu tháng 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu đổ xuống thì đây cũng là thời điểm vùng núi Tây Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng lại trở nên đẹp lung linh huyền hảo hơn bao giờ hết.
Những ngày cuối tháng Tư này, lên các xã vùng cao như Suối Thầu, Tả Van, Tả Phìn, Lao Chải của thị xã Sa Pa (Lào Cai), du khách sẽ có cơ hội ngắm những khu ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mặc với những đường nét uốn lượn mềm mại, thơ mộng do người dân vùng cao - các “họa sĩ chân đất” từ năm này tới năm kia tạo nên.
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với phong cảnh núi non hùng vỹ và những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tới tận chân trời. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, khi tiết trời se lạnh, những tia nắng chiếu xuống những nương lúa chín ở Hoàng Su Phì là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu. Đứng quan sát từ xa, những thửa ruộng bậc thang vàng óng trông như một thảm lụa với hương thơm ngọt ngào của lúa chín hòa quyện trong làn gió. Đây cũng là thời đểm tuyệt đẹp để du khách chiêm ngưỡng khi tới vùng cao địa đầu tổ quốc này.
Ngày 24/9/2022, tại Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ sẽ diễn ra Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật xòe Thái" là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò, khám phá danh thắng Quốc gia đặc biệt ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022.
Cứ vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, những thửa ruộng bậc thang vàng óng tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp. Những thửa ruộng như kéo dài đến chân trời hiện ra giữa cảnh sắc thiên nhiên bình dị, cùng với mùi thơm lúa thoang thoảng khắp các thung lũng mới khiến cho nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Tối 16/9, tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì đã diễn ra lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và khai mạc chương trình “Du lịch qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” - 2022.
Những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ là kiệt tác được đồng bào vùng cao dày công vun đắp qua nhiều thế hệ để canh tác các loại cây lương thực. Hiện nay, những công trình ruộng bậc thang kỳ vĩ này đã được Nhà nước công nhận là danh thắng quốc gia và được giới truyền thông quốc tế ca ngợi là đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của con người Việt Nam.
Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, khi tiết trời vùng cao se lạnh, những tia nắng vàng nhạt chiếu xuống những nương lúa chín vàng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu, người dân hối hả vào mùa gặt. Đây cũng là thời đểm tuyệt đẹp để du khách chiêm ngưỡng kỳ quan ruộng bậc thang mùa lúa chín. Hoàng Su Phì có trên 3.700 ha ruộng bậc thang trải đều khắp các xã, thị trấn. Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp và chạy từ ven suối lên đỉnh núi, tạo lên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm, cứ vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 âm lịch, tiết trời vùng cao se lạnh, những tia nắng vàng nhạt chiếu xuống nương lúa chín vàng là lúc báo hiệu một “mùa vàng” bội thu, người dân hối hả vào vụ gặt. Đây cũng là thời điểm đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Hà Giang tổ chức lễ mừng cơm mới.
Hòa Bình được biết đến là một tỉnh với nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng nguyên sinh, hang động kỳ vĩ, hồ nước thơ mộng..., trong đó, ruộng bậc thang trở thành một điểm nhấn tiềm năng phát triển du lịch xanh xứ Mường.
Vào tháng 5, tháng 6, khi những cơn mưa mùa hạ bắt đầu trút xuống cũng là lúc bà con vùng cao xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới và đây cũng chính lúc ruộng bậc thang vốn khô cằn giờ đầy ắp nước mang vẻ đẹp diệu kỳ của Mùa nước đổ.
Sáng 24/3, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) tổ chức Hội thảo góp ý kiến xây dựng Đề án “Xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh Yên Bái; lãnh đạo các huyện Mường La (Sơn La), Than Uyên (Lai Châu); đại diện một số doanh nghiệp, công ty lữ hành hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Những thửa ruộng bậc thang ở các bản làng của huyện vùng cao biên giới Mường Tè (Lai Châu) đang mùa mạ non. Màu xanh của lúa trải dài trong cái nắng chiều khiến khung cảnh vùng biên giới càng thêm bình yên, tươi đẹp.
Tháng 9 hằng năm là thời điểm huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) thu hút đông đảo du khách đến thưởng lãm những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng được xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái Lý Kim Khoa cho biết, trong tháng 7/2020, Bảo tàng tỉnh Yên Bái phối hợp Phòng Văn hóa - Thông tin và UBND xã Lao Chải tiếp tục mở rộng khảo sát, thám sát nghiên cứu các bãi đá khắc cổ đợt II, phát hiện được 6 khối đá trong đó có hai khối đá lộ thiên. Một trong hai khối trên đã có "siêu phẩm" ruộng bậc thang khắc trên đá cổ tại bản Hú Trù Lình thuộc khu nhà ông Sú Chế Nhù, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.
Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết: Hiện nay, huyện đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động vui Tết Độc lập 2/9 và Lễ hội khám phá di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải với chủ đề "Mù Cang Chải - Bản sắc, an toàn, thân thiện” dự kiến diễn ra từ ngày 29/8-18/10/2020.
Vào một đêm đầu mùa đổ nước vào ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái, phóng viên TTXVN nghỉ lại ở thị trấn Mù Cang Chải cùng đoàn từ thiện do cựu nhà báo Phạm Thủy, người thành lập và cũng là Giám đốc quỹ Global languages center - GLC (Trung tâm tiếng Anh toàn cầu), dẫn đầu. Cơn mưa rừng rất ngắn, đột ngột đến, đột ngột ngừng, nhưng việc chúng tôi ngày mai có đến được xã Chế Tạo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nó – nếu con đường độc đạo bị sạt lở thì có nghĩa là chuyến đi phải gác lại.
Những năm gần đây, huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn chú trọng phát huy lợi thế về du lịch, nhờ đó du khách đến huyện tăng nhanh. Nếu như năm 2015 có khoảng 20.000 lượt du khách đến Mù Cang Chải thì năm 2018 con số này tăng lên 90.000 lượt người, trong đó có 10.000 lượt khách nước ngoài. Riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có hơn 40.000 lượt khách đặt chân đến khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp ở huyện vùng cao này.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái với những dãy núi hùng vĩ, trùng điệp và nhiều thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Từ cuối tháng 9 đến giữa tháng 10, lúa trên các thửa ruộng bậc thang chuyển sang sắc vàng rực rỡ và đây cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm thu hút du khách từ mọi miền về chiêm ngưỡng vẻ đẹp Mù Cang Chải.
Cùng với những nơi nổi tiếng trên thế giới như hồ Tử thần Natron, Tazania hay đồi hoa rêu màu hồng ở Nhật Bản, mới đây, ruộng bậc thang của Việt Nam đã được tờ Telegraph bình chọn là một trong những cảnh quan thiên nhiên đẹp khó tin trên thế giới.