Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Đồng Văn Lâm chúc đồng bào Khmer có một mùa lễ hội Oóc Om Bóc vui tươi, phấn khởi và no ấm. Chủ tịch Đồng Văn Lâm mong muốn các vị sư sãi, đồng bào Khmer tiếp tục giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình; yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.
Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh đã bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đối với đồng bào Khmer trong tỉnh thời gian qua. Hòa thượng kêu gọi toàn thể đồng bào, chư tăng Khmer Trà Vinh phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết các dân tộc Kinh- Khmer- Hoa-Chăm, ra sức thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tại đêm lễ, người dân còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc các dân tộc Khmer, Tây Nguyên, biểu diễn trang phục dân tộc… Lễ cúng trăng (lễ chính trong lễ hội Ok Om Bok) theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sĩ tái hiện trên sân khấu. Cuối cùng là nghi thức thả hoa đăng và diễu hành quanh Ao Bà Om cầu nhiều phúc an lành cho mọi người.
Tỉnh Trà Vinh với hơn 310.000 người là dân tộc Khmer, chiếm 31,5% dân số của tỉnh. Theo quan niệm tín ngưỡng của đồng bào Khmer, mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ cúng trăng thường được tổ chức tại phum sóc, ở sân chùa hay khuôn viên nhà. Đồng bào Khmer cúng tạ ơn thần mặt trăng trong năm đã cho mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu và cầu cho năm tới, thời tiết được thuận lợi, giúp người dân trúng mùa, no đủ…
Những ngày này, hàng vạn người dân tỉnh Trà Vinh và du khách khắp nơi đã tập trung về tại Khu Khu di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om để vui lễ hội Oóc Om Bóc với đồng bào Khmer Trà Vinh, cùng tham gia các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian như kéo co, đi cầu tre, đập nồi, nhảy bao bố…
Nhằm tạo điều kiện để đồng bào Khmer trong tỉnh được vui chơi, giải trí, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, hàng năm vào dịp lễ hội Oóc Om Bóc, tỉnh Trà Vinh đều tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng lễ hội với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc. Đây cũng là dịp để tỉnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh Trà Vinh, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ… đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Chương trình Lễ hội Oóc Om Bóc tỉnh Trà Vinh năm 2017 bắt đầu từ ngày 29/10 đến ngày 5/11/2017. Trong các ngày từ 30/10-5/11 diễn ra Hội chợ xúc tiến Thương mại- Du lịch- Nông nghiệp gắn với lễ hội Oóc Om Bóc tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Từ ngày 29/10-4/11, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển lãm các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer địa phương mình.
Chiều 2/11, trên sông Long Bình, thành phố Trà Vinh, đã diễn ra giải đua ghe ngo truyền thống với sự tham gia của các đội ghe ngo 7 huyện, thành phố trong tỉnh.
Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh đã bày tỏ lòng biết ơn sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đối với đồng bào Khmer trong tỉnh thời gian qua. Hòa thượng kêu gọi toàn thể đồng bào, chư tăng Khmer Trà Vinh phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết các dân tộc Kinh- Khmer- Hoa-Chăm, ra sức thi đua lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tại đêm lễ, người dân còn được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc các dân tộc Khmer, Tây Nguyên, biểu diễn trang phục dân tộc… Lễ cúng trăng (lễ chính trong lễ hội Ok Om Bok) theo nghi thức truyền thống của đồng bào Khmer được các nghệ sĩ tái hiện trên sân khấu. Cuối cùng là nghi thức thả hoa đăng và diễu hành quanh Ao Bà Om cầu nhiều phúc an lành cho mọi người.
Tỉnh Trà Vinh với hơn 310.000 người là dân tộc Khmer, chiếm 31,5% dân số của tỉnh. Theo quan niệm tín ngưỡng của đồng bào Khmer, mặt Trăng là vị thần cai quản thời tiết và mùa màng trong năm. Lễ cúng trăng thường được tổ chức tại phum sóc, ở sân chùa hay khuôn viên nhà. Đồng bào Khmer cúng tạ ơn thần mặt trăng trong năm đã cho mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu và cầu cho năm tới, thời tiết được thuận lợi, giúp người dân trúng mùa, no đủ…
Những ngày này, hàng vạn người dân tỉnh Trà Vinh và du khách khắp nơi đã tập trung về tại Khu Khu di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om để vui lễ hội Oóc Om Bóc với đồng bào Khmer Trà Vinh, cùng tham gia các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian như kéo co, đi cầu tre, đập nồi, nhảy bao bố…
Nhằm tạo điều kiện để đồng bào Khmer trong tỉnh được vui chơi, giải trí, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, hàng năm vào dịp lễ hội Oóc Om Bóc, tỉnh Trà Vinh đều tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng lễ hội với nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc. Đây cũng là dịp để tỉnh giới thiệu, quảng bá hình ảnh Trà Vinh, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ… đến du khách trong và ngoài tỉnh.
Chương trình Lễ hội Oóc Om Bóc tỉnh Trà Vinh năm 2017 bắt đầu từ ngày 29/10 đến ngày 5/11/2017. Trong các ngày từ 30/10-5/11 diễn ra Hội chợ xúc tiến Thương mại- Du lịch- Nông nghiệp gắn với lễ hội Oóc Om Bóc tại Trung tâm Văn hóa tỉnh. Từ ngày 29/10-4/11, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Ao Bà Om, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức triển lãm các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer địa phương mình.
Chiều 2/11, trên sông Long Bình, thành phố Trà Vinh, đã diễn ra giải đua ghe ngo truyền thống với sự tham gia của các đội ghe ngo 7 huyện, thành phố trong tỉnh.
Thanh Hòa