Rija Nagar - Lễ hội năm mới của người Chăm

Rija Nagar - Lễ hội năm mới của người Chăm
Từ sáng sớm, các cụ già đem mâm ngũ quả ra đầu làng để làm nghi lễ
Từ sáng sớm, các cụ già đem mâm ngũ quả ra đầu làng để làm nghi lễ 
Lễ hội diễn ra tại “nhà lễ” được dựng trên bãi đất trống đầu làng, mặt của nhà lễ quay về hướng đông. Chủ lễ là thầy vỗ Maduen và bà bóng.
Lễ vật chung của làng là thịt dê luộc, với mỗi gia đình là trái cây, mâm cơm, thịt gà, xôi, chè
Lễ vật chung của làng là thịt dê luộc, với mỗi gia đình là trái cây, mâm cơm, thịt gà, xôi, chè
Nét đặc sắc nhất của lễ hội trong ngày đầu tiên (còn gọi là ngày "vào") là điệu múa nhảy lửa. Khi thầy vỗ Maduen bắt đầu vỗ trống paranưng và hát thánh ca cũng là lúc vũ sư Ka-ing trong trang phục màu đỏ, tay cầm roi mây và bắt đầu nhảy múa. Vũ sư được xem là trung tâm của buổi lễ. Mỗi vị thần có một thánh ca khác nhau, vũ sư Ka-ing sẽ mặc trang phục và múa những điệu múa khác nhau.
Sau mỗi điệu múa, những bài thánh ca của On Maduen lại vang lên
Sau mỗi điệu múa, những bài thánh ca của On Maduen lại vang lên
Lễ vật của ngày “vào” để cúng các thần Yang mới gồm: trầu, xôi, chuối, rượu và ba con gà.
Điệu múa đạp lửa của vũ sư Ka-ing
Điệu múa đạp lửa của vũ sư Ka-ing
Ngày thứ hai của lễ hội là ngày “ra”, cúng các vị Thần Yang cũ.  Lễ vật không thể thiếu là bông điệp, quả lựu. Ngoài ra, còn có một con dê luộc, một mâm cơm lễ, canh gà, rượu, trầu, gạo nổ, xôi cùng hoa quả. Trong ngày này, vũ sư tiếp tục múa các điệu múa đặc sắc hòa trong âm thanh của tiếng trống ginăng, tiếng kèn saranai.
Chức sắc Chăm On Kadhar đang thực hiện nghi thức cúng lễ ở làng Chăm Như Bình
Chức sắc Chăm On Kadhar đang thực hiện nghi thức cúng lễ ở làng Chăm Như Bình

Kết thúc ngày lễ thứ hai là nghi thức tiễn đưa hình nhân được nặn bằng bột gạo. Hình nhân được vũ sư Ka-ing đưa xuống dòng sông như mang đi những tai ương, hoạn nạn của năm cũ, mang đến những điều may mắn trong năm mới.

Có thể bạn quan tâm