Tìm cách phát triển cây dẻ Trùng Khánh

Hạt dẻ là một sản phẩm đặc sản đặc hữu của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Giá trị kinh tế do cây dẻ mang lại có thể lên tới hơn 200 triệu đồng/ha, là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất ở tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, tiềm năng kế to lớn của cây hạt dẻ vẫn chưa được khai thác đáng kể. Cao Bằng có nguy cơ đánh mất thương hiệu khi hạt dẻ Trung Quốc tràn lan trên thị trường.


Vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)

Ngày 15/9, tại Trạm kiểm soát hai bên Việt Nam - Trung Quốc trong Khu cảnh quan (Khu vực Mốc 834/1), Văn phòng Thường trực, Ủy ban Điều phối tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Tổ Công tác liên ngành, Ủy ban Điều phối Quảng Tây, (Trung Quốc) tổ chức Lễ vận hành thí điểm cho du khách qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).


Vận hành thí điểm Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) từ ngày 15/9

Văn phòng Thường trực Ủy ban điều phối thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc (Đức Thiên) Việt Nam – Trung Quốc tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị đã thống nhất với Sở Văn hóa và Du lịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) về việc mở lối mở Bản Giốc - Đức Thiên và vận hành thí điểm cho du khách tham quan lại khu cảnh quan hai bên.


Cao Bằng: Thiệt hại trên 6 tỷ đồng do mưa lớn cục bộ gây lũ, sạt lở đất

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng cho biết, ngày 23/8/2023, mưa lớn cục bộ đã gây lũ, sạt lở đất ảnh hưởng đến nhà ở, trường học, công trình giao thông trên địa các xã Cốc Pàng, Thượng Hà, Bảo Toàn (huyện Bảo Lạc); xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm).


Lực lượng Biên phòng Cao Bằng chủ động phối hợp triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng và lực lượng quản lý biên giới, cửa khẩu phía Trung Quốc thường xuyên chủ động, linh hoạt, kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh phòng ngừa tội phạm... Lực lượng Biên phòng tỉnh Cao Bằng tăng cường các giải pháp thực hiện nghiêm túc ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; quản lý, bảo vệ vững chắc hệ thống đường biên, mốc giới...


Cao Bằng: Hai thiếu niên mất tích khi tắm suối

Chiều 13/8, Chủ tịch UBND xã Thái Học, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng Lê Văn Đồng cho biết, trên địa bàn xóm Vằng Vạt thuộc huyện Bảo Lâm đã xảy ra vụ hai thiếu niên bị mất tích khi tắm suối.


Hoạt động xuất, nhập cảnh tăng trở lại qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng

Sau ba năm gián đoạn vì COVID-19, từ ngày 25/6, hoạt động xuất, nhập cảnh qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, Cao Bằng (Việt Nam) - Cửa khẩu Quốc tế Thủy Khẩu (Trung Quốc) đã chính thức được nối lại, tạo điều kiện cho cư dân hai nước thuận lợi trong việc thăm thân, buôn bán. Gần đây, số lượng người xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng bắt đầu tăng lên.


Cao Bằng tìm giải pháp mở rộng diện tích cây trồng đặc hữu gắn với chế biến

Mở rộng diện tích trồng các cây đặc hữu gắn với chế biến là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020-2025. Mặc dù rất nỗ lực nhưng địa phương này vẫn chưa hoàn thành chỉ tiêu mở rộng diện tích trồng mới cây hạt dẻ, thạch đen, mắc ca và trúc sào.


Phát huy truyền thống từ nghề rèn Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng)

Nghề rèn đã có từ rất lâu đời, và gắn bó mật thiết với người Nùng An ở Phúc Sen (Quảng Hòa, Cao Bằng). Hiện xã Phúc Sen có 140 lò rèn với gần 250 lao động thường xuyên, chủ yếu là sản xuất nhỏ theo hộ gia đình hoặc liên kết thành lập Hợp tác xã. Sản phẩm rèn rất đa dạng như: Lưỡi cày, lưỡi cuốc, thuổng, mai, xẻng, dao, búa, rìu, cưa, đục, bào... Năm 2021, sản phẩm Dao Nông Sơn Phúc Sen (xóm Phia Chang, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Cao Bằng.


Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, tầm vóc thể hình và là rào cản lớn cho việc học tập, phát triển giáo dục của các bé gái. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.


Cao Bằng nỗ lực đưa thạch đen ra thị trường cả nước

Từ món ăn dân dã của quê hương, thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã trở thành đặc sản du khách yêu thích. Các sản phẩm từ thạch đen được sản xuất và đóng gói theo quy trình hiện đại. Môt số sản phẩm thạch đen của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao.