Ngày 4/3, UBND huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên.
Không bỏ qua “mảnh đất màu mỡ” là mạng xã hội và sàn thương mại điện tử, các cơ sở sản xuất dao Phúc Sen đã bắt kịp xu hướng bán hàng online và mở ra cánh cửa tiêu thụ mới cho quảng bá thương hiệu sản phẩm. Có lẽ vì vậy mà bạn bè gần xa biết đến thương hiệu làng nghề dao Phúc Sen ngày một nhiều, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể.
Trong đêm 13/7, sáng 14/7, mưa lớn trên diện rộng tại tỉnh Cao Bằng đã gây nhiều thiệt hại. Theo thống kê của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng, toàn tỉnh có 918 nhà dân bị ngập nước, gần 1.000 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, nhiều tuyến đường bị lũ chia cắt, sạt lở ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.
Cao Bằng có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn, gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay (Sán Chỉ), Lô Lô, Kinh, Hoa. Trong đó, cư dân Nùng đứng thứ hai trong tổng số dân trên địa bàn toàn tỉnh. Người Nùng có nhiều ngành tộc nhất và đa dạng phong phú bản sắc văn hóa trong sự thống nhất chung của cộng đồng các dân tộc Cao Bằng.
Phja Thắp là một xóm dân tộc Nùng, thuộc xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng). Đã bao đời nay, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy nghề làm hương truyền thống.
Nghề làm ngói máng (ngói âm dương) truyền thống của người dân ở xã Tự Do (Quảng Uyên - Cao Bằng) có lịch sử hàng trăm năm. Sản phẩm ngói ở xã Tự Do có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thời gian sử dụng lâu dài, được khách hàng tại nhiều địa phương trong tỉnh ưa chuộng. Dù phải cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại nhưng nghề truyền thống vẫn được duy trì và phát huy.
Hơn 17 năm làm nhân viên y tế thôn bản, chị Trần Thị Thắm luôn được người dân Phố Mới, Thị trấn huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) quý mến vì sự nhiệt tình, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Ông Bế Ích Chàng, xóm Tục Hoả, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) cần cù, chịu khó học hỏi cách làm kinh tế từ các mô hình phát triển kinh tế điển hình ở các địa phương khác về áp dụng hiệu quả tại quê nhà, với mô hình trồng trọt và chăn nuôi cho tổng thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) hiện còn 8 trường loại hình phổ thông cơ sở (PTCS) có từ 2 - 3 cấp học (nhiều nhất tỉnh theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện tại). Việc tồn tại loại hình này nhiều năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giáo dục,công tác chỉ đạo, điều hành chồng chéo, thiếu hiệu quả, tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia chậm...