Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6

Sáng 27/10, tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum về công tác ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI) sẽ đổ bộ lên đất liền Nam Quảng Trị-Bắc Quảng Nam vào trưa 27/10.

vna_potal_pho_thu_tuong_tran_hong_ha_hop_ung_pho_voi_bao_so_6_bao_trami__7672910 (1).jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN
vna_potal_pho_thu_tuong_tran_hong_ha_hop_ung_pho_voi_bao_so_6_bao_trami__7672909.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI). Ảnh: TTXVN

Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng 27/10, bão số 6 đang ở trên vùng biển Nam Quảng Trị - Đà Nẵng. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quang Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù lao Chàm) có gió mạng cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão cao 4-6 m. Biển động rất mạnh. Khu vực biển ven bờ Quảng Bình-Quảng Trị và Quảng Ngãi-Bình Định có sóng cao 2-4 m; khu vực Huế-Quảng Nam cao 3-5 m.

Dự báo trưa 27/10, bão số 6 sẽ đi vào đất liền khu vực Nam Quảng Trị-Đà Nẵng, vùng gần tập bão có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ sáng 27/10 đến chiều 27/10.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Đông dịch chuyển ngược trở lại biển, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là vùng áp thấp và tan dần.

Dự báo, từ sáng 27/10 đến hết ngày 29/10, khu vực Quảng Bình-Quảng Ngãi tiếp tục mưa to 200-400 mm, có nơi trên 600 mm. Khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh; khu vực Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực Bắc Nghệ An, Gia Lai có mưa từ 50-100 mm, có nơi trên 150 mmm. Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi ở mức báo động 2-báo động 3, các sông ở Quảng Bình báo động 2, các sông ở Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum báo động 1.

Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có trên 30 huyện và khu đô thị với 365 xã có nguy cơ ngập lụt. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức cao đến rất cao ở các sườn đồi dốc, taluy tại khu vực từ Nam Nghệ An đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Quảng Nam.

Đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.

Tiến sĩ Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cho biết với dự báo của bão số 6 sẽ quay trở lại Biển Đông, các biện pháp phòng chống bão trên phải hết sức chú ý và kéo dài thời gian hơn.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã nghe báo cáo trực tiếp từ Đài khí tượng Quảng Trị về diễn biến cấp gió giật, cường độ mưa, lũ trên các sông, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất… Trong đó trọng điểm là mưa lớn ở khu vực phía nam, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía tây.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, từ 7 giờ hôm nay, tỉnh đã thực hiện cấm người dân không ra đường khi có gió mạnh; duy trì lực lượng công an, biên phòng, quân đội và ứng trực để kịp thời cứu hộ, cứu nạn. Hiện nay, trên toàn tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển gió đang mạnh dần lên cấp 6-7, khu vực cửa Thuận An có triều cường cao 1,8m, gây xói lở, tỉnh đã di dời 815 hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng.

"Với tổng lượng mưa dược dự báo, các hồ chứa trên địa bàn đều bảo đảm chống lũ, tuy nhiên do mưa dài ngày nên tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi và lên phương án di dời khoảng 10.000 hộ dân với trên 32.000 nhân khẩu ra khỏi vùng sạt lở", ông Nguyễn Văn Phương nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, các hồ chứa, hồ thuỷ điện tại khu vực Trung Trung Bộ đang trong giai đoạn tích nước nên bảo đảm yêu cầu chống lũ. Nhưng điểm cần lưu ý là thời gian cấm tàu thuyền hoạt động tại khu vực biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 kéo dài hơn trước; nguy cơ sạt lở cao tại khu vực miền núi do mưa lớn kéo dài.

Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, lực lượng, phương tiện của quân đội sẵn sàng tham gia ứng phó bão số 6 là trên 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5, các đơn vị đứng chân trên địa bàn các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động ứng phó bão số 6, mưa lũ ảnh hưởng của bão.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 6 tại các tỉnh miền Trung, chủ động, bài bản, ở mức cao nhất.

Với diễn biến phức tạp của bão số 6 sau khi đổ bộ vào đất liền sẽ quay ra biển và có khả năng hình thành áp thấp hoặc cơn bão mới, Phó Thủ tướng đề nghị hệ thống khí tượng thuỷ văn phải dự báo chính xác thời điểm bão đổ bộ, tuyến đê biển xung yếu để tập trung lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có sự cố.

Bên cạnh đó, với lượng mưa lớn, kéo dài, các đài khí tượng thuỷ văn tiếp tục cập nhật lượng mưa, đưa ra cảnh báo cụ thể hơn cho người dân về khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở. Bộ Quốc phòng phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương triển khai phương án dùng flycam bay kiểm tra, rà soát, phát hiện các vết nứt lớn, kéo dài tại những vùng có nguy cơ sạt lở do mưa lớn, kéo dài.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải nắm chắc thông tin lưu lượng nước tại các hồ, bổ sung dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia, các đài khí tượng thuỷ văn địa phương để điều tiết kịp thời, không được để xảy ra tình trạng tất cả các hồ đều phải xả nước để bảo đảm an toàn.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp điện lực, viễn thông phối hợp chặt chẽ với địa phương để duy trì giao thông liên lạc, kết nối thông tin, chỉ đạo điều hành thông suốt.

Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan khí tượng thuỷ văn dự báo sát sao thời điểm bão số 6 đi vào đất liền các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tính chất phức tạp của bão số 6.

Lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm sâu sát đến công tác quản lý tàu thuyền trên biển.

Diệp Trương - Văn Điệp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long động viên, trao quà Tết cho nhân dân Cao Bằng

Phó Thủ tướng Lê Thành Long động viên, trao quà Tết cho nhân dân Cao Bằng

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm và tặng quà nhân dân tỉnh Cao Bằng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Phó Thủ tướng đã gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe, chúc mừng năm mới; trao 400 suất quà cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, gia đình, công nhân có hoàn cảnh khó khăn; thăm, tặng quà cán bộ, y, bác sĩ và bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng đoàn kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Chủ tịch nước Lương Cường cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh để gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu

Tối 18/1, tại Quảng trường 8/5 (Trung tâm Hành chính thị xã Mộc Châu), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La và thị xã Mộc Châu.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Chiều 17/1, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau tham dự hội nghị.

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Ngày 16/1, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Tết thương binh, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn do bão số 3 (Yagi) và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.