Bộ máy Chính phủ sau sắp xếp: Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất

Sáng 25/1, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

pham-thi-thanh-tra.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: TTXVN

Hợp nhất 10 bộ thành 5 bộ

Theo đó, đối với các cơ quan của Chính phủ, hợp nhất 10 bộ thành 5 bộ. Trong đó, hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính thành Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải thành Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ.

Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.

Trung ương đồng ý chủ trương tổ chức lại hệ thống thanh tra trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Thanh tra Chính phủ và hệ thống các cơ quan thanh tra địa phương, thanh tra chuyên ngành hiện nay.

Bên cạnh đó, Trung ương cũng đồng ý chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương theo hướng "tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở", không tổ chức công an cấp huyện. Riêng đối với những huyện đảo bố trí đồn công an (do không có đơn vị hành chính cấp xã). Thí điểm không lập tổ chức đảng ở công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Tài chính nhiều đầu mối và biên chế nhất

Theo phương án cụ thể Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, được Trung ương thông qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất với Bộ Tài chính, sau khi sắp xếp còn 35 đầu mối, giảm 30 đầu mối so với ban đầu, tương ứng giảm 46,2%.

Bộ Tài chính tổ chức lại các tổng cục và tổ chức tương đương theo hướng, Tổng cục Thuế được tổ chức thành Cục Thuế có 12 ban/phòng và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 413 Chi cục Thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện.

Tổng cục Hải quan được tổ chức lại thành Cục Hải quan có 12 ban/phòng. 35 Cục Hải quan khu vực được sắp xếp, cơ cấu lại thành 20 Chi cục Hải quan khu vực. 191 Chi cục Hải quan được cơ cấu thành 165 Hải quan cửa khẩu/ngoài cửa khẩu và là tổ chức cấp đội.

Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) tổ chức thành Kho bạc Nhà nước tương đương cấp cục có 10 ban/phòng; 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thành 22 Kho bạc Nhà nước khu vực, là tổ chức cấp chi cục.

Tổ chức lại Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ Nhà nước có 7 ban; sắp xếp lại 22 Dự trữ Nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Tổ chức lại Tổng cục Thống kê thành Cục Thống kê có 14 đơn vị. 63 Cục Thống kê cấp tỉnh cơ cấu lại thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh. 565 Chi cục Thống kê cấp huyện sắp xếp lại thành 480 đội hoạt động theo mô hình liên huyện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức lại thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, có 14 ban (giảm 7 đơn vị). Đồng thời 63 Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thành 35 Bảo hiểm xã hội khu vực; 640 Bảo hiểm xã hội cấp huyện còn 350 Bảo hiểm xã hội liên huyện, tương đương chi cục, bỏ 147 tổ nghiệp vụ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính còn tiếp nhận quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu với 18 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trừ Mobifone chuyển về Bộ Công an) về Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Phát triển doanh nghiệp, một số vụ chức năng và Văn phòng của Bộ Tài chính (sau hợp nhất).

Về biên chế sau khi hợp nhất, Bộ Tài chính mới có 69.405 biên chế công chức, 17.656 biên chế viên chức.

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải thành Bộ Xây dựng gồm 23 đầu mối, giảm 19 đầu mối so với trước khi hợp nhất, tương ứng giảm 45,2%. Tổng biên chế bộ mới sau hợp nhất là 2.074 biên chế công chức, 6.086 biên chế viên chức.

Hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 30 đầu mối, giảm 25 đầu mối, tương ứng giảm 45,5%. Biên chế của bộ mới sau hợp nhất có 2.890 biên chế công chức, 12.203 biên chế viên chức.

Hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thành Bộ Nội vụ với 22 đầu mối, giảm 13 đầu mối so với ban đầu, tương ứng giảm 37,1%. Biên chế sau hợp nhất của Bộ Nội vụ mới là 891 biên chế công chức, 4.313 biên chế viên chức.

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học và Công nghệ với 26 đầu mối, giảm 16 đầu mối so với trước hợp nhất, tương ứng giảm 38,1%. Biên chế sau hợp nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ mới có 1.072 biên chế công chức, 2.312 biên chế viên chức.

Tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong

Với những bộ, ngành còn lại thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong. Cụ thể Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang có 24 đầu mối (gồm Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), sau khi sắp xếp còn 18 đầu mối (giảm 25%), với 635 biên chế công chức, 21.124 biên chế viên chức.

Bộ Y tế đang có 24 đầu mối (gồm 3 đầu mối tiếp nhận từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), sau khi sắp xếp còn 20 đầu mối (giảm 16,7%); với 872 biên chế công chức, 14.477 biên chế viên chức.

Bộ Ngoại giao đang có 40 đầu mối (gồm 13 đầu mối tiếp nhận từ Ban Đối ngoại Trung ương, Văn phòng Quốc hội), sau sắp xếp còn 24 đầu mối (giảm 40%); có 1.282 biên chế công chức, 415 biên chế viên chức.

Bộ Dân tộc và Tôn giáo thành lập trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) từ Bộ Nội vụ có 13 đầu mối, giảm 3 đầu mối (tương ứng giảm 18,8%); có 320 biên chế công chức, 765 biên chế viên chức.

Bộ Quốc phòng tiếp quản Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi sắp xếp giảm 7 đầu mối gồm 1 tổng cục, 4 cục và tương đương, 2 viện và có đề án báo cáo Bộ Chính trị riêng.

Bộ Công an tiếp nhận thêm một số chức năng, nhiệm vụ từ một số bộ, ngành khác, bao gồm 6 nhiệm vụ quản lý nhà nước về: Cai nghiện ma túy và sau cai nghiện ma túy từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp từ Bộ Tư pháp; sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Bộ Giao thông vận tải; an toàn thông tin, an ninh mạng từ Bộ Thông tin và Truyền thông; bảo đảm an ninh hàng không tại sân bay và trong máy bay.

Với nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, Bộ Công an giữ ổn định như hiện nay; đẩy mạnh tăng cường công tác phối hợp trong cung cấp dữ liệu, liên thông dữ liệu.

Ngoài ra, Bộ Công an thực hiện nghiên cứu bỏ công an huyện theo đề án riêng báo cáo Bộ Chính trị.

Bộ Tư pháp có 20 đầu mối, giảm 5 đầu mối so với trước (20%); có 9.095 biên chế công chức, 428 biên chế viên chức.

Bộ Công Thương có 22 đầu mối, giảm 6 đầu mối so với trước (21,4%); có 1.398 biên chế công chức, 7.858 biên chế viên chức.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện có 30 đầu mối, sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông và tổ chức lại còn 25 đầu mối, giảm 5 đầu mối (16,7%); có 910 biên chế công chức, 4.850 biên chế viên chức.

Văn phòng Chính phủ có 17 đầu mối, giảm 3 đầu mối so với trước (16%); có 673 biên chế công chức, 161 biên chế viên chức.

Thanh tra Chính phủ có 16 đầu mối, giảm 3 so với trước (15,8%), có 388 biên chế công chức, 105 biên chế viên chức. Thanh tra Chính phủ có đề án sắp xếp hệ thống thanh tra tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả riêng báo cáo Bộ Chính trị.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 19 đầu mối, giảm 4 đầu mối (17,4%); đồng thời thực hiện sắp xếp lại 63 chi nhánh cấp tỉnh còn 15 chi nhánh; có 4.922 biên chế công chức, 1.175 biên chế viên chức.

Năm cơ quan thuộc Chính phủ còn lại gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cũng thực hiện sắp xếp, giảm các đầu mối bên trong.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thông xe nút giao IC 13 nối thành phố Yên Bái với cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh Yên Bái Trần Xuân Cường cho biết: Vào 17 giờ chiều 25/1, nút giao IC13 cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Km 122 + 240), thuộc địa phận xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái chính thức thông xe nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ông Vũ Hồng Văn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Ngày 25/1, Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đồng Nai.

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Trung ương thống nhất tinh gọn bộ máy của Chính phủ còn 17 bộ, ngành và 5 cơ quan trực thuộc

Chính phủ thực hiện theo nguyên tắc tổ chức hợp lý các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì, thực hiện và chịu trách nhiệm chính, bảo đảm không chồng chéo, giao thoa, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Bà Đoàn Thị Hậu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn

Chiều tối 23/1, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y bà Đoàn Thị Hậu, Chủ tịch HĐND tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã phân công bà Hậu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Ông Hầu A Lềnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang

Ông Hầu A Lềnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang

Ngày 22/1, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc dự và chủ trì hội nghị.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.