Quay lại

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư (Ninh Bình).

potal-tong-bi-thu-to-lam-du-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-xuan-at-ty-2025-7833433.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.

Phát biểu tại Lễ phát động, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Tết trồng cây", đăng trên báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng. Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều", "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.

Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể. Tết Nguyên đán Canh Tý - 1960 là năm đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi "Tết trồng cây" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phong trào: "Tết trồng cây", "Tết trồng cây vì miền Nam ruột thịt", "Tết trồng cây đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", rồi đến ngày nay có "Tết trồng cây làm theo lời Bác", "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là những dấu ấn đậm nét về quyết tâm học và làm theo lời Bác của Đảng ta và nhân dân ta.

Từ đó tới nay, mỗi độ Xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

potal-tong-bi-thu-to-lam-du-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-xuan-at-ty-2025-7833440.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong việc bảo tồn di sản cố đô Hoa Lư, gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lựa chọn mô hình phát triển xanh, hài hòa, bền vững.

Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021 - 2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; lấy du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí làm cụm ngành mũi nhọn; lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực; lấy ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá; lấy nông nghiệp sinh thái đa giá trị làm trụ đỡ... Đây là định hướng đúng đắn, cho phép khai thác, phát huy tốt những tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của một địa phương sở hữu tài nguyên di sản đồ sộ, giá trị văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp...

Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn kết với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.

potal-tong-bi-thu-to-lam-du-le-phat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-xuan-at-ty-2025-7833434.jpg
Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

Tổng Bí thư căn dặn, công tác tuyên truyền phải được chú trọng bằng nhiều hình thức cụ thể, sinh động, thiết thực để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây; về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; hăng hái tham gia phong trào trồng cây xanh, nâng cao ý thức và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; thực hiện phát động Lễ trồng cây phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm thiết thực hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức.

Các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp, đẩy mạnh công tác giám sát, chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây. Các cơ quan chức năng cần xây dựng và triển khai chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với những biện pháp hồi sinh cảnh quan môi trường ở những nơi đã bị xâm hại trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

potal-tong-bi-thu-to-lam-va-doan-cong-tac-trung-uong-du-le-khanh-thanh-tuyen-duong-le-duan-va-cau-song-van-7833417.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương thưc hiện nghi thức khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: Thống Nhất - TTXVN

* Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đây là tuyến trục chính quan trọng kết nối phía Đông và phía Tây của thành phố Hoa Lư, kết nối khu vực Cố đô Hoa Lư với di sản Quần thể danh thắng Tràng An và cửa ngõ phía Đông, đảm bảo kết nối đồng bộ, liên thông giao thông thành phố Hoa Lư với tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, mở ra không gian thúc đẩy phát triển đô thị phía Nam thành phố Hoa Lư, cũng như phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình.

Tuyến đường Lê Duẩn có chiều dài gần 3 km, quy mô 6 làn xe, được khởi công vào tháng 6/2022. Cầu sông Vân có chiều dài 65m, phần xe chạy có 6 làn đồng bộ với đường Lê Duẩn, được khởi công vào tháng 3/2023. Tổng giá trị khối lượng xây lắp 2 công trình là 386 tỷ đồng. Đến nay, các công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện khánh thành, đưa vào sử dụng. Đây vừa là các công trình giao thông quan trọng, đồng thời là công trình điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị. Cầu sông Vân có thiết kế tạo hình gồm 2 vòm: Vòm Bông Lau với ý tưởng Bông Lau trắng, vươn cao đón ánh sáng mặt trời, tỏa nắng lên những dãy núi đá vôi hùng vĩ là nét đặc trưng của vùng đất Hoa Lư, vùng lõi di sản Tràng An và gắn liền với hình tượng Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận. Vòm Mã Yên gắn liền hình ảnh núi Mã Yên hùng vĩ với nét lượn cong tự nhiên, nơi được vua Đinh Tiên Hoàng khi lên ngôi chọn để xây dựng Kinh đô Hoa Lư xưa.

potal-tong-bi-thu-to-lam-va-doan-cong-tac-trung-uong-du-le-khanh-thanh-tuyen-duong-le-duan-va-cau-song-van-7833416.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương thưc hiện nghi thức khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Đây là những công trình giao thông trọng điểm, được tỉnh Ninh Bình lựa chọn để gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Hồng Điệp - Thùy Dung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào Khmer. Năm 2025, lễ hội này diễn ra từ ngày 14-16/4, không chỉ là dịp để đồng bào Khmer sum vầy, vui đón Tết bên gia đình mà còn là cơ hội để tăng cường đoàn kết cộng đồng, chung tay xây dựng, phát triển quê hương, đất nước sau 50 năm thống nhất non sông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã. Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Chiều 13/4, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Ngày 11/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, tặng quà các sư sãi, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.

Lãnh đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Sóc Trăng

Lãnh đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Sóc Trăng

Ngày 10/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025 tại tỉnh Sóc Trăng. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc bộ, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Sóc Trăng cùng tham gia đoàn.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 11, khóa XIII

Sáng 10/4/2025, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11, khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường. Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị. Ban Chấp hành Trung ương Đảng thực hiện một số nội dung về công tác cán bộ, gồm:

Kiên Giang: Hơn 200 đại biểu dự họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Hơn 200 đại biểu dự họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Ngày 10/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Kiên Giang tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông, cùng hơn 200 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ hưu trí, chức sắc, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có uy tín, gia đình chính sách tiêu biểu, học sinh, sinh viên là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia kháng chiến chống Mỹ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2025. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển

Sáng 6/4, kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu; do đó phải bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu ổn định, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân.

Tinh gọn bộ máy: Tận dụng thời cơ phát triển mạnh hơn

Tinh gọn bộ máy: Tận dụng thời cơ phát triển mạnh hơn

Cuộc cách mạng về sắp xếp bộ máy hành chính từ Trung ương xuống địa phương đang tăng tốc để ngày càng tốt hơn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn trong phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sau tinh gọn, các địa phương cũng sẽ có đủ không gian, điều kiện tận dụng thời cơ phát triển mạnh hơn để góp sức đưa cả nước tiến vào kỷ nguyên mới.