Huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có hơn 29.600 ha đất nông nghiệp, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè. Phát huy lợi thế này, đến nay, huyện đã phát triển được hơn 4.100 ha chè, trở thành địa phương có diện tích chè lớn thứ hai toàn tỉnh, với sản lượng bình quân đạt trên 45.000 tấn/năm, doanh thu bình quân ước đạt từ 310 - 330 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất đạt trên 1.300 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần so với giá trị sản xuất lúa gạo trên địa bàn.
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Thái Nguyên, tiềm năng kinh tế chủ yếu là phát triển nông lâm nghiệp nhưng hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn ở Phú Lương chỉ còn dưới 6%, 11/13 xã được công nhận xã nông thôn mới, số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 18,3% tiêu chí/xã.
Vào đêm 14, rạng sáng 15/4, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giông lốc kèm theo mưa đá đã gây thiệt hại nặng về tài sản và hoa màu của người dân các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và thành phố Sông Công.
Mặc dù mới đi vào hoạt động 2 năm trở lại đây nhưng hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã xây dựng được trang trại chăn nuôi bề thế rộng trên 5 ha. Không dừng lại ở đó, hợp tác xã còn thu hút các trang trại vệ tinh của 12 hộ xã viên với quy mô hơn 1 ha, chủ yếu nuôi lợn rừng, hươu, ngựa bạch…
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Thái Nguyên), 1 thị xã (Sông Công) và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương).