Nếu có dịp tìm hiểu phong tục cưới hỏi của người Giáy ở Lai Châu, bạn sẽ ấn tượng với hình ảnh cô dâu, chú rể trong bộ trang phục truyền thống đẹp mắt. Vào ngày cưới, chú rể mặc quần đen, áo dài xanh truyền thống với 2 ruy băng đỏ đan chéo trước ngực, tay cầm ô. Cô dâu mặc áo lụa mềm sắc hồng được trang trí những đường vải màu cùng chiếc khăn đội đầu như một tiêu chuẩn về vẻ đẹp của phụ nữ Giáy.
Cũng như nhiều dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên, người K’ho Sre ở Lâm Đồng sống theo chế độ mẫu hệ. Vì vậy, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong gia đình, có tiếng nói quyết định trong hôn nhân, cưới hỏi.
Với người Bahnar, phong tục cưới hỏi có ý nghĩa rất quan trọng. Tùy từng vùng, miền mà phong tục này có những điểm khác nhau nhưng nhìn chung vẫn giữ được nét nguyên sơ, giàu tính nhân văn.
Trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bahnar ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.
“Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là phong tục bao đời nay nhưng mỗi dân tộc lại có truyền thống khác nhau. Dân tộc Thái vùng Tây Bắc nói chung và Thái đen ở Sơn La nói riêng có tục cưới hỏi rất đặc sắc, là nét văn hóa truyền thống được gìn giữ, bảo tồn.
Người Mông ở huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thường tổ chức cưới hỏi vào dịp đầu năm. Khi chàng trai người Mông thích một cô gái, chàng sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Nhà trai tìm ông mối là người có uy tín trong dòng họ để sang nhà gái làm lễ hỏi.
Xã Quảng Đức, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) có hơn 3.700 nhân khẩu với 5 dân tộc (Dao, Kinh, Hoa, Tày, Nùng) sinh sống, người Dao Thanh Y chiếm trên 94% dân số toàn xã. Những giá trị văn hóa phi vật thể của người Dao Thanh Y, trong đó có đám cưới truyền thống được người dân nơi đây bảo tồn từ đời này sang đời khác.
Đồng bào Xa Phó ở Lào Cai có tập quán cưới hỏi khá độc đáo, khác lạ từ lễ vật thách cưới cho đến các nghi thức. Thời gian tổ chức cưới hỏi thường vào tháng một, tháng hai. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng của người Xa Phó khá khắt khe. Những cô gái có tính nết hiền lành, biết thêu thùa, may vá và những chàng trai giỏi cày bừa, khỏe mạnh sẽ được nhiều người để ý, lựa chọn.
Người Đức gọi đám cưới là “Hochzeit” (hay “Heirat, Trauung”). Từ này bắt nguồn từ tiếng cổ với nghĩa là “hohe Zeit” (Festzeit) (Trauung là bắt nguồn từ trauen, vertrauen và Treue – tin cậy, giao phó, chung thủy) – muốn nói rằng đám cưới chính là một “đại lễ” của hai người yêu nhau, chính thức tin cậy và trao gửi cả đời cho nhau, luôn bênh vực lẫn nhau và chung thủy với nhau.