Sáng 23/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai Lê Minh Hoan đã trực tiếp đi kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của cơn bão số 2 tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); đồng thời lưu ý tỉnh về công tác phòng, chống hoàn lưu bão.
Năm 2024 dự báo sẽ là năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ tăng trên toàn cầu. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng thiên tai năm nay sẽ rất khốc liệt, phức tạp khó lường, không chỉ xảy ra trong mùa mưa bão mà còn diễn ra quanh năm, thậm chí trong những tháng được xem là hiếm có thiên tai như trước đây. Để chủ động ứng phó với thiên tai, trước mùa mưa bão năm 2024, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý thủy nông Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã lập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho 13 hồ chứa nước và các công trình thủy lợi trên địa bàn.
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024.
Ngày 29/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 399/VPTT gửi Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất và gió mạnh trên biển.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ sạt lở đất và lũ quét trong mùa mưa bão, đặc biệt là tại các khu vưc dân cư có nguy cơ cao và trên các tuyến giao thông quan trọng, như: khu vực tuyến tỉnh lộ 9 đi Khánh Sơn, Quốc lộ 27C đoạn Khánh Lê - Lâm Đồng và đoạn đèo Cù Hin.
Ngày 24/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 354/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ về việc ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 28 đến trưa 31/7, khu vực tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa lớn, dông, lốc làm bị thương 13 người ở 3 huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng; gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân, ước tính ban đầu hơn 8,5 tỷ đồng.
Ngày 29/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 16/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Từ nay đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang tập trung nguồn lực hơn 1.220 tỷ đồng thực hiện các biện pháp công trình và phi công trình, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) cho biết: Đêm 29/5, trên địa bàn huyện có hai cháu bé bị sét đánh tử vong.
Chiều 6/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp thẩm định kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo Bộ Chỉ số năm 2021. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PhóTrưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết quả đánh giá công tác phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo bộ chỉ số năm 2021 Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp.
Chiều 23/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã tổ chức Hội nghị về giải pháp phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo hình thức trực tuyến với hơn 250 điểm cầu với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, 19 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các huyện, xã.
Do điều kiện tự nhiên, khu vực duyên hải miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn như: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, tố lốc, dông sét, cát lấn đồng ruộng, cát bay, cát lấp, rét đậm, rét hại... trong đó phổ biến nhất là bão, lũ, lũ quét, hạn hán và sạt lở đất. Ngoài chịu tác động của các loại hình thiên tai có tính thường xuyên, miền Trung là khu vực có nguy cơ cao về nước dâng do bão mạnh, siêu bão; nước dâng do biến đổi khí hậu trong tương lai, động đất, sóng thần. Mới đây nhất, vào cuối tháng 11/2021, mưa lũ đã làm hàng chục người chết và mất tích tại khu vực này.
Ngày 23/9, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy viên Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 12/CĐ-TW gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Y tế, Ngoại giao; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Nhằm ứng phó diễn biến thời tiết, thủy văn khó lường và bất lợi, trong mùa khô 2021, Tiền Giang đầu tư trên 134 tỷ đồng hoàn thiện mạng lưới thủy lợi, cống đập và đê bao ngăn mặn, ngăn lũ, bảo đảm nguồn nước tưới tiêu phục vụ gần 172.000 ha đất canh tác.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.
Tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh tiếp tục triển khai rà soát các hộ sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, đề xuất chính sách quy tụ dân cư giai đoạn 2021- 2023, đưa về sống tập trung tại các thôn bản, gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo sinh kế bền vững, ổn định đời sống người dân.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này đã xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 05/2016/TT-BKHĐT ngày 06/6/2016 về hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội.
Nhằm đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai phát động Cuộc thi “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng, chống thiên tai” trên phạm vi cả nước.
Tại huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nhiều đoàn viên, thanh niên đã thực hiện mô hình trồng rừng kinh tế phòng, chống thiên tai để hạn chế xói mòn, sạt lở đất. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đoàn viên, thanh niên, vừa phủ xanh đồi trọc, góp phần xây dựng huyện nghèo biên giới ngày càng phát triển.
Ngày 17/11, Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã đi thực địa kiểm tra việc quản lý an toàn, vận hành, phòng chống thiên tai tại công trình Thủy điện Thượng Nhật, tại xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phát biểu kết luận cuộc họp ứng phó với bão số 10 sáng 5/11 tại Hà Nội, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của bão số 10 kiểm soát chặt chẽ hoạt động tàu, thuyền, xử phạt nghiêm theo quy định những tàu, thuyền và các phương tiện không tuân thủ đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống thiên tai; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 35/CĐ-TW ngày 2/11 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn về chủ động ứng phó bão số 10.
Sáng 2/11, ngày làm việc đầu tiên của đợt họp thứ 2, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận ở tổ nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận; Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An. Hầu hết, các đại biểu thống nhất với Tờ trình và Báo cáo thẩm tra; đồng thời nhấn mạnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng phải đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội và phát triển môi trường bền vững.
Chiều 17/10, theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, lũ ở các sông trên địa bàn tỉnh đang lên rất nhanh; trong đó sông Thạch Hãn tại thị xã Quảng Trị, sông Hiếu tại thành phố Đông Hà đều đã vượt báo động 3. Các sông còn lại cũng đều đã vượt báo động 2.
Chiều 1/9, phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về tình hình thiên tai những tháng cuối năm và giải pháp cấp bách cần triển khai thực hiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương luôn chủ động, không lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai.
Để tiếp tục chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc thực hiện nghiêm Công điện số 08/CĐ-TWPCTT ngày 17/8 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Công điện số 09/CĐ-TWPCTT ngày 20/8 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tỉnh Sóc Trăng mới bắt đầu bước vào những tháng mùa mưa; tuy nhiên, trước tác động của biến đổi khí hậu, triều cường, nhiều vụ sạt lở đã xuất hiện tại các huyện Kế Sách, Long Phú… Dù chưa gây ra thiệt hại về người, nhưng các vụ sạt lở đã cho thấy mức độ thiệt hại ngày càng khó lường.
Ngày 13/7, tại thành phố Lào Cai đã diễn ra Hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo 13 tỉnh trong khu vực và 248 đại biểu.