Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới

Chùa Quỳnh Lâm toạ lạc trên núi Tiên Du, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Chùa được khởi dựng từ thời Lý, mở mang vào thời Trần. Pháp Loa - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm đã cho xây dựng và mở mang chùa thành một
Chùa Quỳnh Lâm toạ lạc trên núi Tiên Du, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Chùa được khởi dựng từ thời Lý, mở mang vào thời Trần. Pháp Loa - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm đã cho xây dựng và mở mang chùa thành một

Ủy ban nhân dân ba tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang vừa ký biên bản cam kết hoàn thành Hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trong năm 2022 để trình UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) công nhận Di sản Thế giới.

Theo lộ trình, ba địa phương trên sẽ phối hợp hoàn thiện hồ sơ lần 1 đề cử trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 30/7/2022; hoàn thiện hồ sơ lần 2 đề cử trình UNESCO thẩm định trước ngày 30/9/2022 và hoàn thiện hồ sơ đề cử chính thức trình lên UNESCO Paris trước ngày 31/12/2022.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới ảnh 1Chùa Quỳnh Lâm toạ lạc trên núi Tiên Du, thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh). Chùa được khởi dựng từ thời Lý, mở mang vào thời Trần. Pháp Loa - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm đã cho xây dựng và mở mang chùa thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn đương thời. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là một hệ thống hơn 70 điểm di tích, được cấu thành từ 4 cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí, Quảng Ninh), Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh), Khu di tích danh thắng Tây Yên Tử (Bắc Giang) và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương).

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới ảnh 2Vẻ đẹp cổ kính của cầu Thấu Ngọc trong chùa Côn Sơn, thuộc Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương). Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Đây là những địa điểm có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên với các công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt; cũng là nơi ra đời, hình thành và phát triển Trung tâm Phật giáo Thiền Tông thuần Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập. Yên Tử gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà Trần (1225 - 1400) và hình thành nên không gian tôn giáo, văn hóa đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới ảnh 3Chùa Một Mái nằm nép mình bên sườn núi cao, thuộc Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP. Uông Bí, Quảng Ninh). Một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài và chỉ có một mái nên chùa còn có các tên gọi khác như chùa Bán Thiên, chùa Bán Mái. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Tháng 1/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và các cơ quan liên quan thực hiện các bước xây dựng Hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới theo quy định của Công ước Di sản Thế giới 1972 và pháp luật về di sản văn hóa.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới ảnh 4Xung quanh khu Ngải Sơn lăng (lăng vua Trần Hiến Tông) thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) hiện còn rất nhiều di vật gồm tượng quan hầu, tượng linh thú và rùa. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam xây dựng Hồ sơ đề cử “Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử” trình UNESCO xem xét, ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.

Phối hợp hoàn thiện hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử trình UNESCO công nhận Di sản Thế giới ảnh 5Chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của núi Yên Tử, được đúc từ chất liệu đồng, là địa điểm nổi tiếng nhất trong Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, là đích đến của mọi tăng ni, phật tử, du khách thập phương khi hành hương về đất thiêng Yên Tử. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Thời gian tới, Ủy ban nhân dân ba tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương xem xét, chấp thuận về chủ trương và cấp kinh phí cho Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức khai quật khảo cổ học tại một số điểm di tích không nằm trong nhiệm vụ ba đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2021 để bổ sung cơ sở khoa học, cứ liệu chân xác, bằng chứng vật chất, làm rõ nội dung, tính chất, giá trị của các địa điểm, di tích, phục vụ triển khai nghiên cứu, bổ sung xây dựng hồ sơ Yên Tử.

Cả ba địa phương đã đồng ý chủ trương huy động nguồn xã hội hóa để chi cho các nội dung phát sinh trong quá trình xây dựng hồ sơ; chú trọng bảo tồn nguyên trạng hồ sơ, không được cấp phép nghiên cứu các dự án vào phần diện tích đã phát hiện khảo cổ, chỉnh trang cảnh quan sạch đẹp chuẩn bị đón đoàn chuyên gia UNESCO sang làm việc với ba tỉnh; hỗ trợ, đón tiếp đoàn công tác liên quan đến xây dựng hồ sơ Yên Tử trong thời gian làm việc tại địa phương.

Đến nay, Ủy ban nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo khoa học làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Hiện, các nội dung của Hồ sơ khoa học quần thể di tích và danh thắng Yên Tử cơ bản đã hoàn thành giai đoạn 1.

Văn Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm