Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Mục tiêu nhằm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Giang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên các lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền hành chính cải cách theo hướng cởi mở; nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình khá trong khu vực và khoảng cách ngày càng được rút ngắn so với mức trung bình cả nước; đời sống tinh thần được duy trì và phát triển trên cơ sở nền văn hóa đa dân tộc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và môi trường sống của người dân luôn được củng cố và cải thiện vững chắc. 

Chợ phiên Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Thanh Thủy- TTXVN
Chợ phiên Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Thanh Thủy- TTXVN

Mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt khoảng 7,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 600 triệu USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng chiếm 29% và dịch vụ chiếm 38%; giảm hộ nghèo xuống khoảng dưới 5% năm 2020. 

Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng khoảng 8,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và khoảng 9,5%/năm giai đoạn 2025 - 2030. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 55 triệu đồng vào năm 2025 và 80 triệu đồng vào năm 2030; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 900 triệu USD vào năm 2025 và từ 1,5 đến 2 tỷ USD vào năm 2030. Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 25,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,5% và dịch vụ chiếm 41,3%. Phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên khoảng 1,25% năm 2025; giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động/năm; duy trì tỷ lệ che phủ của rừng là 60%... 

Theo quy hoạch, ngành nông, lâm nghiệp của Hà Giang sẽ phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 5,5 - 6% giai đoạn 2016 - 2020 và 6 - 7% giai đoạn 2021 - 2030. 

Đồng thời, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, đưa giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường, trọng tâm là phát triển cây lúa nước và ngô lai; chú trọng phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện của tỉnh; tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi theo lợi thế từng vùng, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp; phát triển lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng 

Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn *Hà Giang). Ảnh: TTXVN)
Đường lên cao nguyên đá Đồng Văn *Hà Giang). Ảnh: TTXVN)

Ngành Du lịch, tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng để tận dụng và phát huy tốt giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và văn hóa đặc thù của các dân tộc trong tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hóa Hà Giang, thân thiện với môi trường, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của vùng và của cả nước.../. 

 

Có thể bạn quan tâm

Chỉ đạo của Thủ tướng về đầu tư cơ sở hạ tầng

Chỉ đạo của Thủ tướng về đầu tư cơ sở hạ tầng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để triển khai Dự án.
Nghị quyết số 07-NQ/TW

Nghị quyết số 07-NQ/TW

Ngày 18/11/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết số 07-NQ/TW). Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Hành lý của người xuất, nhập cảnh được miễn thuế

Hành lý của người xuất, nhập cảnh được miễn thuế

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức quy định. Nội dung này được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Sẽ giảm dần chính sách “cho không”

Sẽ giảm dần chính sách “cho không”

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Trọng Đàm (ảnh) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tới.
Xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà xã hội

Xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà xã hội

Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội (NOXH) rất lớn, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các chuyên gia cho rằng cần kêu gọi xã hội hóa nguồn vốn đầu tư dự án NOXH chứ không thể mãi trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước.
Vẫn vướng khi triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp

Vẫn vướng khi triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp

Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được do thiếu văn bản hướng dẫn. Lý do là lĩnh vực dạy nghề vẫn đang “trôi nổi” giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Nhà nước khuyến khích tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện

Nhà nước khuyến khích tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện

Theo Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện vừa được Chính phủ ban hành, Nhà nước khuyến khích phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua các chính sách ưu đãi quy định tại pháp luật về thuế. Nhà nước khuyến khích phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua các chính sách ưu đãi quy định tại pháp luật về thuế.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Từ ngày 1/7: Nhiều quy định mới trong quy trình xây dựng pháp luật

Từ ngày 1/7: Nhiều quy định mới trong quy trình xây dựng pháp luật

Ngày 1/7/2016, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực thi hành. Gồm 17 chương, 173 điều, Luật có nhiều quy định mới mang tính đột phá trong quy trình xây dựng pháp luật, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả.
Gia hạn giải ngân gói 30 nghìn tỷ

Gia hạn giải ngân gói 30 nghìn tỷ

NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tham gia "Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở" tiếp tục giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016.
Nhà ở xã hội “ngóng” chính sách mới

Nhà ở xã hội “ngóng” chính sách mới

Sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) ngừng cho vay, các doanh nghiệp (DN) và người thu nhập thấp đang trông chờ Nhà nước mau chóng có chính sách mới để chính sách nhà ở nhân văn này không bị “đứt đoạn”, giúp các dự án NOXH tiếp tục được triển khai, còn người nghèo tiếp tục được mua nhà.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về một số Luật, Pháp lệnh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về một số Luật, Pháp lệnh

Sáng 29/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 7 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội và 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là: Luật trẻ em; Luật báo chí; Luật tiếp cận thông tin; Luật dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật điều ước quốc tế; Nghị quyết về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; Pháp lệnh Quản lý Thị trường.
Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó đề nghị NHNN kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NOXH) đến sau ngày 1/6 nhằm bảo đảm sự nhất quán, ổn định đối với chính sách hỗ trợ nhà ở.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân chiến sĩ công an; quy định mới về số lượng Phó Chủ tịch UBND; cơ chế hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016.
Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật. Đây là một trong những nội dung tại Nghị định quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.