Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng vật nuôi, phương thức canh tác, chăm sóc, bảo vệ rừng ngày càng được cải thiện; người nghèo, hộ nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với các kiến thức, khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và giá trị cao hơn để thay thế cho các giống cũ, phương thức canh tác, nuôi trồng cũ, năng suất thấp ở địa phương. Số lượng đàn gia súc đã tăng lên, phù hợp với nguyện vọng của người dân; nhiều việc làm đã được tạo ra cho người nghèo, đời sống của người dân, nhất là người nghèo đã từng bước được cải thiện...
Ảnh minh họa - TTXVN |
Tại dự thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông nghiệp nông thôn (dự án).
Đối tượng áp dụng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm cho các dự án; tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất để giảm nghèo.
Đối tượng sẽ được hỗ trợ qua các hình thức: 1- Hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông nghiệp, nông thôn; 2- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; 3- Hỗ trợ nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo; 4- Hỗ trợ tạo đất sản xuất.
Hỗ trợ tạo đất sản xuất
Theo dự thảo, điều kiện hỗ trợ tạo đất sản xuất là hộ nghèo ở huyện nghèo; xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; xã an toàn khu, xã biên giới; thiếu đất hoặc không có đất sản xuất theo quy định.
Nội dung, định mức hỗ trợ được đề xuất như sau: Khai hoang hoặc tạo nương xếp đá hỗ trợ 20 triệu đồng/ha; phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang hỗ trợ 15 triệu đồng/ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảonày trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.