Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2)

Hợp tác xã Hồng Hà, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có hơn 15ha sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX được tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và năm 2019 sản phẩm đạt chất lượng sản phẩm nông nghiệp “OCOP” 3 sao. Ảnh
Hợp tác xã Hồng Hà, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có hơn 15ha sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX được tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và năm 2019 sản phẩm đạt chất lượng sản phẩm nông nghiệp “OCOP” 3 sao. Ảnh

Triển khai chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020, Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025... các địa phương, đặc biệt là nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có sự phát triển vượt bậc, nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo, đẩy mạnh triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo nhiều điểm "sáng" trong sản xuất nông, lâm nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn miền núi và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phóng viên TTXVN giới thiệu bài 2 trong loạt 3 bài viết: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài 2 - Hình thành nhiều dự án, cây trồng đặc sản địa phương

Phát triển sản phẩm đặc thù địa phương

Với lợi thế và tiềm năng, những sản phẩm đặc thù sẵn có tại địa phương, các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo ra nhiều điểm "sáng".

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết: Thời gian qua, nhiều địa phương đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm, sản phẩm đặc thù địa phương và đã được cấp chỉ dẫn địa lý vùng trồng, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn mác bao bì nhận diện sản phẩm...

Điển hình, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chương trình, dự án phát triển cây chè tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, có giá trị kinh tế cao; đồng thời xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhân giống; trồng mới thâm canh cải tạo nương chè già cỗi và chế biến chè tại các xã vùng thấp, vùng dân tộc...

Cây chè Shan tuyết - sản phẩm đặc thù địa phương đã được nhân rộng diện tích trồng theo hướng VietGAP, hữu cơ. Ngoài ra, với cây hồng không hạt Bắc Kạn, thời gian qua, tỉnh đã triển khai một số đề tài, dự án nhằm đánh giá, tuyển chọn cây đầu dòng, nhân giống, xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo, phục tráng hồng. Thông qua các đề tài ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, diện tích hồng không hạt tăng dần qua các năm.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2) ảnh 1Hợp tác xã Hồng Hà, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) có hơn 15ha sản xuất chè Shan tuyết theo hướng hữu cơ, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX được tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc và năm 2019 sản phẩm đạt chất lượng sản phẩm nông nghiệp “OCOP” 3 sao. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Không chỉ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc mà tại Bình Phước, tỉnh cũng xác định, một trong những giải pháp hiệu quả góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là triển khai các dự án khoa học công nghệ hỗ trợ thiết thực cải thiện cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi vậy, bên cạnh các đề tài nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ chú trọng triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển sản phẩm đặc thù địa phương, xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu chè và nhà máy chế biến trà Ô Long - Sản phẩm đã từng bước khẳng định được thương hiệu, được khách hàng tại thị trường trong nước chấp nhận và đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhiều kết quả đề tài nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế-xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đối với vùng đồng bào dân tộc, kết quả của các đề tài, dự án đã tác động tích cực đến nhận thức, phương thức sản xuất, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Ưu tiên dự án theo chuỗi liên kết

Thực hiện Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, nhiều địa phương đã nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao được nhiều mô hình, công nghệ phù hợp với từng vùng miền, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, trong giai đoạn này, các dự án theo chuỗi liên kết được ưu tiên lựa chọn nhằm tạo hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, trong đó xây dựng các mô hình liên kết giữa đơn vị sản xuất với nông dân và với nhà phân phối thành chuỗi giá trị từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ các dự án do doanh nghiệp chủ trì đạt 66,5%, cao hơn nhiều so với các giai đoạn 2004-2010 là 26,2%; giai đoạn 2011-2015 là 44,5%, điều này thể hiện sự thay đổi về mặt tư duy trong việc đề xuất dự án từ địa phương. Các doanh nghiệp được khuyến khích tham gia thực hiện dự án nhằm đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và thu hút nguồn lực xã hội tham gia vào sản xuất.

Các chính sách, pháp luật của Trung ương và địa phương về khoa học và công nghệ trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được triển khai đồng bộ kịp thời, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ kết nối thị trường, liên kết trong sản xuất theo chuỗi.

Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2) ảnh 2Hợp tác xã Hoàn Thành ở xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) nằm trong chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ gạo bao thai theo hướng hữu cơ của huyện Chợ Đồn, được thành lập năm 2019, có 8 hộ thành viên tham gia sản xuất, mỗi vụ HTX này tiêu thụ khoảng hơn 5 tấn sản phẩm gạo bao thai đạt chất lượng. Sản phẩm gạo bao thai của HTX đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ đã từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tạo sự chuyển biến về tư duy, mô hình phát triển sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị, hàm lượng khoa học và công nghệ cao; tạo điều kiện để người dân ở khu vực này ổn định và đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm dần khoảng cách chênh lệch về phát triển so với các vùng miền khác.

Qua các hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào đời sống và sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, ổn định và nâng cao hơn trước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bên cạnh đó, nếp sống văn hóa vẫn được duy trì, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp được giữ vững. (Còn tiếp)

HL

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.