Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người ở Hà Giang

Phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người ở Hà Giang

Tỉnh Hà Giang có 3 dân tộc rất ít người là Cờ Lao, Bố Y và Pu Péo, sinh sống rải rác ở các huyện Vị Xuyên, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Bắc Mê. Những dân tộc này có rất ít dân, cư trú ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn. Công tác giáo dục ở những nơi này thường kém hiệu quả do điều kiện vật cơ sở vật chất thiếu thốn, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế.

Tiết học múa ngựa giấy trong một buổi học ngoại khóa của học sinh trường THCS Liên Việt, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Phi Anh
Tiết học múa ngựa giấy trong một buổi học ngoại khóa của học sinh trường THCS Liên Việt, thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Phi Anh 

Thực hiện Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về  phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người, ông Phạm Văn Khuông, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết: từ khi triển khai Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người, cơ sở vật chất trường học đã được chú trọng đầu tư. Tính đến tháng 9/2015, việc xây dựng phòng học, trang thiết bị cho học sinh là con em các dân tộc rất ít người đã đạt trên 82% kế hoạch. Năm học 2015 – 2016, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ở các cấp từ nầm non đến trung học cơ sở đạt trên 99%, cấp trung học phổ thông trên 91%. 

Cũng theo ông Khuông, việc triển khai Đề án củng cố phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định 1640/QĐ – TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ ở Hà Giang còn nhiều vướng mắc. Hiện mới có 111/353 phòng gồm các hạng mục như phòng học, phòng ăn, nhà công vụ…được hoàn thiện. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kinh phí. Hà Giang là địa phương rất khó khăn về tài chính, chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, vấn đề tìm mặt bằng để xây dựng trường học cũng khó khăn do địa hình dốc, đồi núi phức tạp. 


 

Có thể bạn quan tâm