Phát triển du lịch an toàn, bền vững trên đèo Hải Vân

Từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực đèo Hải Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, ngắm cảnh. Một phần vì di tích quốc gia Hải Vân Quan đang được trùng tu gần hoàn thiện, một phần vì mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm để du khách thưởng ngoạn và ngắm cảnh tại “thiên hạ đệ nhất hùng quan” này. Hiện, chính quyền thành phố Đà Nẵng đang lên kế hoạch tổng thể để duy trì và phát triển du lịch bền vững trên đèo Hải Vân.

Lợi thế về thiên nhiên, lịch sử

Với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, một bên là dãy núi dựng đứng, một bên là bờ biển bao la, đèo Hải Vân có vẻ đẹp mê hoặc các du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Từ trên đỉnh đèo, du khách có thể chiêm ngưỡng màu xanh bao la của núi rừng, hòa cùng màu nước biển xanh ngắt, cung đường đèo quanh co, ẩn hiện giữa những tầng mây lơ lửng. Đèo Hải Vân càng đẹp huyền ảo vào buổi ban mai hoặc hoàng hôn, đây chính là lúc du khách có thể thả mình thư giãn trong không gian thơ mộng.

Chị Hồ Thị Cúc (28 tuổi, đến từ Quảng Bình) cho biết: “Mỗi dịp cuối tuần, tôi thường rủ gia đình, bạn bè đi đèo Hải Vân để vui chơi và trải nghiệm. Ngoài việc ngắm cảnh, mọi người còn được hít thở không khí trong lành, nếu đi vào thời điểm thích hợp thì có thể “săn mây” để có những bức ảnh tuyệt đẹp. Khi ngắm nhìn khung cảnh nơi đây, tất cả những mệt mỏi, stress trong cuộc sống sẽ được giải tỏa, tôi có thể tự do hòa mình vào thiên nhiên và thư giãn”.

deohaivan.jpg
Đèo Hải Vân nổi tiếng với những đoạn cua tay áo, cung đường uốn lượn thách thức người đam mê “xê dịch". Ảnh: Văn Dũng – TTXVN

Không chỉ nổi bật về thiên nhiên kỳ vĩ, đèo Hải Vân còn đánh dấu sự giao thoa trong lịch sử giữa hai miền Bắc – Nam của Tổ quốc, trong đó nổi bật nhất là Di tích Quốc gia Hải Vân Quan. Nằm ở đỉnh đèo Hải Vân, ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, Hải Vân Quan từng là điểm kiểm soát giao thương và phòng thủ quan trọng qua các thời kỳ phong kiến.

hai-van-quan-1525.jpg.webp
Trung tu cửa Hải Vân Quan. Ảnh: Trần Lê Lâm-TTXVN

Sau thời gian dài bị xuống cấp, hoang phế, đến năm 2017, Hải Vân Quan được công nhận là Di tích Quốc gia. Trên cơ sở đó, năm 2021, chính quyền thành phố Đà Nẵng phối hợp với tỉnh Thừa Thiên-Huế triển khai thực hiện dự án trùng tu di tích này với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng, trên tổng diện tích 6.500m2. Theo đề án trùng tu, hệ thống cửa Hải Vân Quan sẽ được tu bổ theo các dấu tích nguyên gốc triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng năm 1826; thay thế nền cổng lát đá thanh, hệ thống cối, tường phía trên xây gạch vồ. Một số lô cốt thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ được giữ lại với mục đích kết nối lịch sử giữa các thời kỳ. Đến nay, việc trùng tu Di tích Quốc gia Hải Vân Quan đã hoàn thiện hơn 95%, dự kiến đưa vào sử dụng, đón khách tham quan trong quý II/2024.

Phát triển du lịch an toàn, bền vững

Mặc dù Hải Vân Quan chưa trùng tu hoàn thiện và chưa mở cửa đón khách, nhưng vẻ đẹp cổ kính của công trình lịch sử này hiện đang thu hút rất đông du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh. Vào những giờ cao điểm trong ngày, có hàng trăm lượt ô tô, xe máy của du khách lưu thông và dừng, đỗ trên đỉnh đèo để tham quan, chụp ảnh gây tình trạng lộn xộn. Bên cạnh đó, việc nhiều du khách đi bộ qua đường để chụp ảnh, mua bán, cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

deohaivan1.jpg
Cung đường trên đèo Hải Vân uốn lượn như những dải lụa vắt ngang qua. Ảnh: Văn Dũng – TTXVN

Trước tình trạng này, cuối tháng 3 vừa qua, lực lượng chức năng Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng đã lập Đoàn công tác liên ngành gồm: Ban An toàn giao thông, Cảnh sát giao thông, chính quyền địa phương… để khảo sát tại Di tích Quốc gia Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân. Theo khảo sát, đây là đoạn đường đèo cong, chỉ có 2 làn xe, nhưng lại có nhiều hàng quán và nhiều xe ô tô dừng, đỗ lộn xộn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đoàn công tác liên ngành đã thống nhất sẽ báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền để thực hiện các giải pháp như: lắp biển cấm dừng, đỗ xe bên đường; sắp xếp lại khu vực dừng, đỗ xe trước các hàng quán trên đỉnh đèo; kẻ vạch liền cấm vượt trên đoạn đường đỉnh đèo; kẻ vạch cho người đi bộ băng qua đường… Về lâu dài, hai địa phương Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng cần nghiên cứu, khảo sát xây dựng các bãi đỗ xe gần Di tích để đảm bảo an toàn cho người dân, du khách khi tham quan.

vna_potal_canh_sac_deo_hai_van_nhung_ngay_chom_xuan_5294147.jpg
Cùng với cung đường uốn lượn, đèo Hải Vân còn có thêm đường tàu chạy qua. Ảnh: Văn Dũng – TTXVN

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, đèo Hải Vân đã đón lượng khách tham quan tăng đáng kể. Chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo phát triển du lịch theo hướng an toàn, bền vững, không gây tổn hại đến môi trường thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Hiện nay, khu vực đèo Hải Vân và Di tích Quốc gia Hải Vân Quan cũng đã được cơ quan có thẩm quyền lập quy hoạch, đang trình lên các sở, ban, ngành để tham vấn ý kiến. Sau khi quy hoạch được triển khai sẽ góp phần giải quyết vấn nạn mất an toàn về giao thông trên đèo. Đồng thời, trong quy hoạch cũng xây dựng hệ thống các ki-ốt bán hàng trên đỉnh đèo Hải Vân, mang giá trị kiến trúc phù hợp với công trình Hải Vân Quan sau trùng tu.

vna_potal_canh_sac_deo_hai_van_nhung_ngay_chom_xuan_5294141.jpg
Phía hai chân đèo Hải Vân là phong cảnh hữu tình, thơ mộng, đậm chất quê như bờ cát trắng xóa, thuyền ngược xuôi, những chiếc lưới bung mở sẵn chờ cá. Ảnh: Văn Dũng – TTXVN

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, đối với các hộ buôn bán nhỏ, lẻ dọc tuyến đường đèo, phường sẽ tổ chức vận động, đưa toàn bộ các hộ này lên đỉnh đèo Hải Vân để kinh doanh tại các ki-ốt đã được quy hoạch. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng, các doanh nghiệp du lịch để kêu gọi hình thành các tour, sản phẩm du lịch mới, kết hợp thưởng ngoạn phong cảnh, kiến trúc với tìm hiểu văn hoá, lịch sử trên địa bàn phường Hoà Hiệp Bắc.

Trước đó, tháng 9/2023, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông qua Đồ án quy hoạch “Phân khu sinh thái phía Tây - Khu vực thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, tỷ lệ 1/2.000”. Theo Đồ án quy hoạch, phía Bắc của phân khu này giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế; phía Tây giáp khu vực rừng, núi của đèo Hải Vân; phía Nam giáp phân khu Cảng Liên Chiểu; phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng. Diện tích phân khu khoảng 3.822 ha, quy mô dân số khoảng 19.000 người. Phân khu sinh thái phía Tây – Khu vực phường Hoà Hiệp Bắc có tính chất là phân khu sinh thái, phát triển hạn chế dựa trên đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Phân khu này cũng được quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch cộng đồng, khám phá mạo hiểm, sinh thái kết hợp ở có mật độ lưu trú thấp, gắn với bảo tồn thiên nhiên...

Quốc Dũng – Minh Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

 Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/1, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, ngày và đêm 23/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.