Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại nhiều cơ hội cho phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các cơ quan chính phủ cũng như các tổ chức, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng các giải pháp an ninh thông tin phù hợp nhằm ứng phó kịp thời với những hiểm họa an ninh khi mà các cuộc tấn công mạng đang diễn biến ngày càng phức tạp. Trong lộ trình phát triển chính phủ điện tử thì việc xây dựng hạ tầng công nghệ tốt song song với việc bảo đảm an toàn, anh ninh thông tin là điều thiết yếu.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các vấn đề đặt ra đối với phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam; một số vấn đề cần quan tâm trong chương trình cải cách hành chính công trong xu hướng phát triển chính phủ điện tử hiện nay; ứng phó thách thức an ninh mạng trong bảo mật thành phố thông minh; đảm bảo xác thực và bảo mật phục vụ triển khai chính phủ điện tử…
Trên cơ sở các báo cáo tham luận và thảo luận, các đại biểu cho rằng, với sự quyết tâm và nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, việc thực hiện lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở nước ta trong thời gian qua đã ghi nhận những kết quả tích cực (xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014; đứng thứ 6 trong ASEAN). Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần phải xây dựng cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý để tháo gỡ các rào cản đối với các ứng dụng, dịch vụ chính phủ điện tử mới do công nghệ mới (IoT, Big Data, Cloud Computing…) và nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu khu vực công, khu vực tư tạo ra; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin theo kịp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia chia sẻ về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và các vấn đề đặt ra đối với phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam; một số vấn đề cần quan tâm trong chương trình cải cách hành chính công trong xu hướng phát triển chính phủ điện tử hiện nay; ứng phó thách thức an ninh mạng trong bảo mật thành phố thông minh; đảm bảo xác thực và bảo mật phục vụ triển khai chính phủ điện tử…
Trên cơ sở các báo cáo tham luận và thảo luận, các đại biểu cho rằng, với sự quyết tâm và nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, việc thực hiện lộ trình phát triển chính phủ điện tử ở nước ta trong thời gian qua đã ghi nhận những kết quả tích cực (xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014; đứng thứ 6 trong ASEAN). Tuy nhiên, để bắt kịp xu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cần phải xây dựng cơ chế, chính sách mới để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện môi trường pháp lý để tháo gỡ các rào cản đối với các ứng dụng, dịch vụ chính phủ điện tử mới do công nghệ mới (IoT, Big Data, Cloud Computing…) và nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu khu vực công, khu vực tư tạo ra; tăng cường đảm bảo an toàn thông tin theo kịp với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…