Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất cho biết, trong năm 2018, tỉnh Sơn La quan tâm nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chuyển từ trồng cây sắn, lúa nương, ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả.
Sản phẩm rau, quả an toàn được hỗ trợ sản xuất và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại nông sản; phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đến nay, tỉnh Sơn La có 57.439 ha cây ăn quả; trong đó, năm 2018 trồng mới khoảng 13.000 ha; có 33 cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sản phẩm/năm; trong đó, 80% sản phẩm tham gia xuất khẩu.
Là một trong những hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu, ông Hà Văn Sơn – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc (huyện Yên Châu) bộc bạch, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, từ mô hình kinh tế hộ, ông mạnh dạn vận động các hộ khác cùng nhau thành lập hợp tác xã để tạo điều kiện cho xã viên liên kết sản xuất theo quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cùng nhau tiêu thụ sản phẩm và nâng thu nhập cho các thành viên hợp tác xã.
Hiện Hợp tác xã phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây xoài với diện tích 14,4 ha; trong đó, diện tích cây xoài chăm sóc là 7 ha. Để chất lượng và mẫu mã quả xoài đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn đảm bảo đúng loại thuốc được phép sử dụng cũng như thời gian cách ly; 100% diện tích xoài cho quả được sử dụng túi bao quả.
Nhờ đó, năm 2018, sản lượng xoài của hợp tác xã được 150 tấn; trong đó, 3 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang thị trường Australia và 13,4 tấn xoài xuất sang thị trường Trung Quốc. Năm 2018, hợp tác xã thu hoạch từ 7 ha xoài đạt trung bình hơn 250 triệu đồng/ha.
Cũng là đơn vị có sản phẩm xuất khẩu, ông Dương Tự Thanh – Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng (huyện Sông Mã) cho biết, Hợp tác xã hiện có tổng diện tích cây ăn quả là 40 ha; trong đó, 25 ha nhãn. Năm 2018, với sản lượng nhãn thu hoạch trên 200 tấn, hợp tác xã đã thu nhập đạt 2,8 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2018, hợp tác xã xuất khẩu 9 tấn nhãn quả tươi sang thị trường Trung Quốc qua đường chính ngạch. Ngoài ra, sản phẩm nhãn của hợp tác xã có mặt tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
Có thể thấy, chưa bao giờ hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Sơn La lại sôi động như hiện nay. Năm 2018, hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La đạt được kết quả tích cực, xuất khẩu được 16 loại sản phẩm; trong đó, xuất khẩu 17.500 tấn quả các loại vào thị trường 12 nước, tăng 14,7 lần so với năm 2017. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 của tỉnh Sơn La đạt 115 triệu USD; trong đó, xuất khẩu nông sản, thực phẩm chiếm 98,5% (tăng 1,69 lần so với năm 2017).
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như xoài 3.500 tấn (giá trị 1,75 triệu USD) sang thị trường Australia, Trung Quốc, Nhật Bản...; nhãn tươi 5.035 tấn (giá trị ước đạt 11,42 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ…; chanh leo khoảng 1.700 tấn (giá trị đạt 1,938 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan... Ngoài ra, đối với các nông sản khác, năm 2018, tỉnh Sơn La có sản lượng xuất khẩu ước đạt 77.000 tấn, giá trị đạt 104,4 triệu USD, tăng 1,61 lần so với năm 2017.
Năm 2019, tỉnh Sơn La xác định tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông sản theo yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ; trong đó, địa phương xác định xuất khẩu là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản quan trọng, tạo tác động tương hỗ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các thị trường.
Cụ thể, tỉnh Sơn La sẽ xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu; tập trung phát triển mới khoảng 24.000 ha cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn đạt 81.706 ha; trong đó, có 10.000 ha cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu.
Sơn La sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của địa phương có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng; tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, sơ chế như rau, cà phê…, Sơn La đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng 30% so với năm 2018, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 150 triệu USD.
Cùng với đó, địa phương phấn đấu tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2019 ước 135.306 tấn; tăng 1,43 lần so với năm 2018; trong đó, sản lượng xuất khẩu sản phẩm quả đạt 21.000 tấn, tăng 20% so với năm 2018.
Cụ thể, một số sản phẩm quả như xoài 5.000 tấn sang thị trường Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, New Zealand...; nhãn 8.100 tấn quả tươi sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE; chanh leo 2.000 tấn sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, UAE; chuối 3.500 tấn sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc...
Sản phẩm rau, quả an toàn được hỗ trợ sản xuất và xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại nông sản; phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đến nay, tỉnh Sơn La có 57.439 ha cây ăn quả; trong đó, năm 2018 trồng mới khoảng 13.000 ha; có 33 cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu, sản lượng đạt khoảng 100.000 tấn sản phẩm/năm; trong đó, 80% sản phẩm tham gia xuất khẩu.
Là một trong những hợp tác xã có sản phẩm xuất khẩu, ông Hà Văn Sơn – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc (huyện Yên Châu) bộc bạch, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, từ mô hình kinh tế hộ, ông mạnh dạn vận động các hộ khác cùng nhau thành lập hợp tác xã để tạo điều kiện cho xã viên liên kết sản xuất theo quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, cùng nhau tiêu thụ sản phẩm và nâng thu nhập cho các thành viên hợp tác xã.
Hiện Hợp tác xã phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây xoài với diện tích 14,4 ha; trong đó, diện tích cây xoài chăm sóc là 7 ha. Để chất lượng và mẫu mã quả xoài đẹp đáp ứng nhu cầu thị trường, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn đảm bảo đúng loại thuốc được phép sử dụng cũng như thời gian cách ly; 100% diện tích xoài cho quả được sử dụng túi bao quả.
Sản phẩm quả xoài tượng da xanh xuất khẩu của tỉnh Sơn La. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN |
Nhờ đó, năm 2018, sản lượng xoài của hợp tác xã được 150 tấn; trong đó, 3 tấn xoài tượng da xanh xuất khẩu sang thị trường Australia và 13,4 tấn xoài xuất sang thị trường Trung Quốc. Năm 2018, hợp tác xã thu hoạch từ 7 ha xoài đạt trung bình hơn 250 triệu đồng/ha.
Cũng là đơn vị có sản phẩm xuất khẩu, ông Dương Tự Thanh – Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng (huyện Sông Mã) cho biết, Hợp tác xã hiện có tổng diện tích cây ăn quả là 40 ha; trong đó, 25 ha nhãn. Năm 2018, với sản lượng nhãn thu hoạch trên 200 tấn, hợp tác xã đã thu nhập đạt 2,8 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2018, hợp tác xã xuất khẩu 9 tấn nhãn quả tươi sang thị trường Trung Quốc qua đường chính ngạch. Ngoài ra, sản phẩm nhãn của hợp tác xã có mặt tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.
Sản phẩm quả nhãn xuất khẩu của tỉnh Sơn La. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN |
Có thể thấy, chưa bao giờ hoạt động sản xuất, xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Sơn La lại sôi động như hiện nay. Năm 2018, hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản của tỉnh Sơn La đạt được kết quả tích cực, xuất khẩu được 16 loại sản phẩm; trong đó, xuất khẩu 17.500 tấn quả các loại vào thị trường 12 nước, tăng 14,7 lần so với năm 2017. Giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2018 của tỉnh Sơn La đạt 115 triệu USD; trong đó, xuất khẩu nông sản, thực phẩm chiếm 98,5% (tăng 1,69 lần so với năm 2017).
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu như xoài 3.500 tấn (giá trị 1,75 triệu USD) sang thị trường Australia, Trung Quốc, Nhật Bản...; nhãn tươi 5.035 tấn (giá trị ước đạt 11,42 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ…; chanh leo khoảng 1.700 tấn (giá trị đạt 1,938 triệu USD) sang thị trường Trung Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Ba Lan... Ngoài ra, đối với các nông sản khác, năm 2018, tỉnh Sơn La có sản lượng xuất khẩu ước đạt 77.000 tấn, giá trị đạt 104,4 triệu USD, tăng 1,61 lần so với năm 2017.
Năm 2019, tỉnh Sơn La xác định tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông sản theo yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ; trong đó, địa phương xác định xuất khẩu là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản quan trọng, tạo tác động tương hỗ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trên các thị trường.
Sản phẩm quả chanh leo xuất khẩu của tỉnh Sơn La. Ảnh: Phạm Cường - TTXVN |
Cụ thể, tỉnh Sơn La sẽ xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu; tập trung phát triển mới khoảng 24.000 ha cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả trên địa bàn đạt 81.706 ha; trong đó, có 10.000 ha cây ăn quả áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu.
Sơn La sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của địa phương có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng; tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, sơ chế như rau, cà phê…, Sơn La đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng 30% so với năm 2018, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 150 triệu USD.
Cùng với đó, địa phương phấn đấu tổng sản lượng xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2019 ước 135.306 tấn; tăng 1,43 lần so với năm 2018; trong đó, sản lượng xuất khẩu sản phẩm quả đạt 21.000 tấn, tăng 20% so với năm 2018.
Cụ thể, một số sản phẩm quả như xoài 5.000 tấn sang thị trường Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, New Zealand...; nhãn 8.100 tấn quả tươi sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, UAE; chanh leo 2.000 tấn sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, UAE; chuối 3.500 tấn sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc...
Nguyễn Cường