|
Đồng bào Mông ở huyện Mường Lát giờ đã có cuộc sống no ấm, đủ đầy |
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đến nay, huyện đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản; 100% số xã và trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia...
|
Trường tiểu học Pù Nhi ở bản Na Tao, xã Pù Nhi, với trên 95% con em đồng bào dân tộc thiểu số, là trường tiểu học đầu tiên của huyện Mường Lát đạt chuẩn quốc gia |
Đồng bào ở nhiều xã như: Tam Chung, Pù Nhi… đã biết khai hoang ruộng lúa nước và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, qua đó từng bước xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, huyện cũng đang triển khai Dự án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông”, góp phần làm thay đổi nhiều bản làng trên địa bàn.
|
Mường Lát là huyện có đồng đồng bào dân tộc Mông sinh sống với hơn 2.000 hộ, 13.600 khẩu |
Ông Phạm Bá Điểm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường Lát cho biết: Trong những năm tới, huyện tập trung sắp xếp lại dân cư, đất đai hợp lý để đồng bào Mông có đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp; Triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển...
|
Thông qua chương trình 135, chương trình 30a..., huyện Mường Lát đã hướng dẫn đồng bào thực hiện các mô hình chăn nuôi, góp phần ổn định kinh tế. Trong ảnh: Gia đình anh Giang Thanh Mai, ở bản Cá Tớp, xã Pù Nhi thực hiện mô hình chăn nuôi dê, có thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng |
|
Huyện Mường Lát triển khai mô hình thâm canh cây lúa nước trên địa bàn các xã: Tam Chung, Mường Chanh..., đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào |
|
Đồng bào Mông về trung tâm huyện Mường Lát vui chơi... |
|
... và mua sắm |
|
Ở hầu hết thôn bản, đồng bào Mông đã biết đưa các vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất |
Duy Hưng - Nguyễn Nam - Quý Trung