Với quyết tâm từng bước kéo Mường Lát gần hơn với miền xuôi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 11 đặc thù về "Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Qua 2 năm triển khai Nghị quyết, đến nay Mường Lát đã chuyển mình mạnh mẽ, đạt được những thành quả nhất định, nhiều mục tiêu đề ra đã đạt và vượt kế hoạch.
Những năm qua, để hỗ trợ người dân vùng nguy cơ sạt lở ở huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đến nơi an toàn, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực xây dựng các khu tái định cư, với hàng loạt dự án tái định cư đã được lên phương án. Thế nhưng, phần lớn dự án tới nay vẫn chỉ nằm trên giấy, với 6/8 dự án tái định cư ở Mường Lát vẫn chưa thể hoàn thành. Nguyên nhân là do trong quá trình khảo sát không đánh giá đúng tình hình thực tế và những khó khăn phát sinh khi triển khai, đặc biệt là thiếu kinh phí thực hiện các dự án.
Do ảnh hưởng của bão số 3, bão số 4 và hoàn lưu sau bão, vừa qua trên địa bàn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã xảy ra mưa lớn, gây sạt lở, thiệt hại nghiêm trọng một số công trình hạ tầng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản, đời sống, sinh hoạt người dân. Ngày 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định công bố 5 tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại địa phương này.
Tối 22/9, ông Ngân Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cho biết, do mưa lũ kéo dài nhiều ngày đã làm sạt lở đất đá vào khu ký túc xá của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Trung Lý.
Chiều 22/9, UBND huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) thông tin, từ ngày 20-22/9, ở huyện có mưa lớn, lượng mưa tại Trạm khí tượng thủy văn Mường Lát đo được đạt 106,6mm, đã gây sạt lở đất, đá. Nước từ thượng nguồn suối Xim, sông Mã đang dâng lên rất nhanh, gây thiệt hại một số tài sản của nhà nước và nhân dân. Nhận thấy tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, UBND huyện Mường Lát đã di dời khẩn cấp hơn 200 hộ dân đến nơi an toàn.
Những ngày này, đồng bào H'Mông ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) lại nô nức sắm sanh những bộ váy áo mới sặc sỡ nhất, xuống phố huyện ăn mừng ngày Quốc khánh 2/9 - hay còn gọi là Tết Độc lập. Đây là nét đẹp truyền thống hằng năm của đồng bào Mông nơi đây .
Chiều 11/8, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (huyện Mường Lát) đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh bạch hầu và nhiều trường hợp tiếp xúc gần với các trường hợp mắc bệnh nêu trên.
Với đặc điểm bông to, mập mạp, nhiều nụ, hoa bền, màu phớt hồng, giống đào đá Mường Lát (Thanh Hóa) hay còn gọi là đào mốc, đào Lào đang là loài hoa được nhiều khách hàng tìm kiếm để trưng trong Tết Giáp Thìn này. Năm nay, thời tiết thuận lợi, đào đá Mường Lát được mùa, được giá nên cả người trồng và người buôn đào đều rất phấn khởi.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, ở địa bàn thuộc diện xa xôi nhất, khó khăn nhất tỉnh Thanh Hóa, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) còn tổ chức thực hiện được nhiều việc làm có ý nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và xây dựng tình đoàn kết quân dân nơi biên cương Tổ quốc.
Nhằm bảo tồn và phát triển, nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý hiếm, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa, đã thực hiện dự án khoa học công nghệ “Điều tra, bảo tồn và phát triển hai loài cây dược liệu ba kích, sa nhân tím tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, giai đoạn 2017-2021”. Qua đó, phát hiện cây ba kích mọc rải rác ở tiểu khu 120, 98, 71 và 72, còn cây sa nhân tím mọc theo đám ở hầu hết các tiểu khu và khu vực điều tra thuộc các khu rừng của 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát. Hiện cán bộ dự án đã xây dựng được giải pháp bảo tồn, phát triển hai loài dược liệu quý này.
Trưa 7/6, ông Hà Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa cho biết: Từ rạng sáng 7/6, trên địa bàn xã Mường Lý xảy ra mưa lớn, nguy cơ sạt lở rất cao. Vì thế, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã khẩn trương tổ chức sơ tán 45 hộ dân với hơn 280 nhân khẩu ở bản Ún (xã Mường Lý) đến nơi an toàn.
Ngày 16/11, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) cho biết trên địa bàn đã xảy ra vụ sạt lở đất đá từ taluy dương xuống Quốc lộ 15C, đoạn chạy qua địa phận bản Kéo Té, xã Nhi Sơn, khiến Mường Lát bị chia cắt với các huyện miền xuôi.
Trên địa bàn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 501 công trình cấp nước tự chảy tập trung có quy mô thôn bản; trong đó, có hơn 140 công trình đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo quản lý, vận hành nên hay bị hư hỏng, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có, điều này đã làm người dân luôn thiếu nước sinh hoạt.
Ngày 21/3, tại xã Trung Lý, huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Công an và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tổ chức lễ trao tặng nhà mẫu và hỗ trợ 30 tỷ đồng để xây 600 ngôi nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Mường Lát. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an dự buổi lễ.
Ngày 18/1, tại xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát, Thanh Hóa, Hội Chữ thập đỏ Thanh Hóa phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Liên Chi đoàn phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, huyện Mường Lát và các nhà tài trợ đã tổ chức Chương trình “Chợ nhân đạo” cho nhân dân vùng biên giới xã Quang Chiểu (Mường Lát).
Biết làm ăn kinh tế mang lại thu nhập cao cho gia đình, luôn hết lòng với công việc được giao - đó là lời khen ngợi của bà con dân tộc Mông bản Tà Cóm dành cho anh Thào A Thái, Bí thư Chi bộ - Trưởng bản Tà Cóm (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa).
Ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết: Đầu giờ chiều 25/3, trên địa bàn một số xã của huyện Mường Lát xuất hiện trận mưa đá kéo dài khoảng 20 phút, kèm giông và mưa khá to sau đó.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện biên giới Mường Lát và các đơn vị liên quan thực hiện đề án "Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ Mú, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020" nhằm nâng cao đời sống, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình đề án, mô hình giảm nghèo, cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông tại huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đã ổn định hơn, nhiều công trình đường làng, ngõ xóm được xây mới, các mô hình phát triển kinh tế mới được thực hiện hiệu quả, giúp người dân nâng cao thu nhập. Số hộ nghèo người dân tộc Mông năm 2016 là 2.750 hộ đến năm 2019 giảm xuống còn gần 2.300 hộ, người dân đã có nơi ăn, chốn ở ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, đất sản xuất nông nghiệp thiếu nên cuộc sống của những người dân tộc thiểu số huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa gặp khó khăn. Vài năm gần đây, người dân được các chương trình, dự án của nhà nước hỗ trợ nguốn vốn phát triển kinh tế rừng. Nhờ nguồn vốn, các mô hình trồng rừng gỗ lớn đã được xây dựng, trồng rừng thâm canh gỗ lớn vượt đói nghèo.
Những con sâu bóng nhẫy, ngọ nguậy nhìn rùng mình qua bàn tay chế biến của người phụ nữ H'Mông đã trở thành món ăn đặc sản vào mùa lạnh đối với người Mường Lát (Thanh Hóa) và bất cứ du khách nào có dịp ghé qua mảnh đất này.
Ngày 10/9, ông Trần Văn Hải, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đến 17 giờ ngày 10/9, Quốc lộ 15C (tuyến đường huyết mạch từ miền xuôi lên huyện Mường Lát) đã được thông tuyến.
Ngày 3/9, ông Đặng Tiến Dũng, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết: Do tối 2/9, khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xảy ra mưa to khiến tình trạng sạt lở chia cắt tại các huyện miền núi vẫn rất nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng.
Thời gian qua, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện biên giới Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chung sức xây dựng nông thôn mới và lồng ghép chương trình, dự án phát triển kinh tế của nhà nước.
Từ thành phố Thanh Hóa vượt gần 300 km lên đồn biên phòng Tam Chung chúng tôi đã đã không khỏi bất ngờ về hai chiến sỹ biên phòng nhí Hoàng Văn Tuất và Vi Văn Thắng bởi sự cứng cáp, chăm ngoan học giỏi nhờ sự giáo dục, rèn luyện của các cán bộ chiến sỹ biên phòng Tam Chung, cũng như các thầy cô tại trường THCS dân tộc nội trú Tam Chung xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đây, huyện vùng biên Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) đã từng được xem là điểm nóng về ma túy và sự lây lan của HIV nhưng nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể và nhân dân, đến nay Mường Lát dần đẩy lui được đại dịch HIV ra khỏi cộng đồng.
Nhờ thực hiện chương trình phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa với lực lượng kiểm lâm tỉnh Hủa Phăn (Lào) và sự nỗ lực vận động, tuyên truyền của các cấp chính quyền đến người dân, nên từ năm 2016 đến nay, tại Mường Lát đã không còn xảy ra cháy rừng như trước đây.
Với hơn 2.000 hộ, 13.600 khẩu, Mường Lát là huyện có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống nhất tỉnh Thanh Hóa. Nếu như trước đây, đồng bào chủ yếu sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn thì những năm gần đây, cuộc sống đã có không ít đổi thay.
Mường Lát là huyện có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống nhất tỉnh Thanh Hóa với hơn 2.000 hộ, 13.600 khẩu (chiếm 90% đồng bào dân tộc Mông của tỉnh). Đồng bào dân tộc Mông của huyện Mường Lát có phương thức, tập quán làm ăn lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp, đời sống nhiều khó khăn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đồng bào người Mông nơi cổng trời huyện Mường Lát đã có nhiều đổi thay.