Ninh Thuận hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo

Ninh Thuận hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo
Trao bảng tượng trưng tặng “Nhà tình đồng đội” cho cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Trao bảng tượng trưng tặng “Nhà tình đồng đội” cho cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Được ở trong căn nhà xây kiên cố lợp tôn, bà Kiều Thị Tố Trinh (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước) chia sẻ, trước đây gia đình có ít đất sản xuất, hai vợ chồng phải đi làm thuê quanh năm nuôi ba con ăn học, bố già lại bị liệt, hai vợ chồng dù cố gắng dành dụm nhưng vẫn không đủ tiền xây nhà nên phải ở tạm trong căn nhà dột nát. Được Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ cho vay 25 triệu đồng, gia đình vay mượn thêm để xây mới căn nhà. Tháng 11/2018, ngôi nhà hoàn thành với tổng diện tích sử dụng gần 100 mét vuông. Giờ đây gia đình không còn lo lắng mỗi khi mưa nắng, yên tâm phát triển kinh tế.

Cách đó không xa, gia đình bà Châu Thị Thu Diễm cũng vừa mới khánh thành ngôi nhà xây kiên cố. Gia đình bà Diễm thuộc diện hộ nghèo sống bằng nghề nông, cả gia đình năm người ở trong căn nhà tạm xiêu vẹo. Được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 25 triệu đồng, gia đình bán thêm đàn bò cùng với vay mượn từ họ hàng để xây mới căn nhà với tổng chi phí trên 150 triệu đồng.

Để xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở, các đối tượng hộ nghèo trên địa tỉnh được hưởng các chính sách ưu đãi, theo quy định, mức hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ vì người nghèo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hỗ trợ năm triệu đồng/hộ; vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội tối đa 25 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm trong thời hạn 15 năm. Trong đó thời gian ân hạn là năm năm; thời gian trả nợ tối đa là mười năm; bắt đầu từ năm thứ sáu, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay. Đồng thời các địa phương vận động thêm nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, gia đình cùng tham gia đóng góp.

Sau khi được hỗ trợ, các hộ phải xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở đang có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 24 mét vuông. Đối với những hộ độc thân, người không nơi nương tựa, già cả, neo đơn, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18 mét vuông. Tuổi thọ căn nhà phải từ mười năm trở lên, đảm bảo an toàn khi xảy ra bão, tố, lốc xoáy. Nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn "ba cứng" (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy.

Theo Đề án hỗ trợ đối tượng hộ nghèo về nhà ở (đã điều chỉnh) theo Quyết định số 33/2015/QĐ – TTg, tỉnh Ninh Thuận có 1.463 hộ nghèo thuộc diện được vay vốn hỗ trợ xây mới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở. Từ năm 2016 đến tháng 12/2018, toàn tỉnh có 752 hộ nghèo được hỗ trợ vay với tổng nguồn vốn 22,319 tỷ đồng; trong đó vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội 18,559 tỷ đồng, vốn từ Quỹ vì người nghèo 3,760 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2020, toàn tỉnh còn 711 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở với tổng kinh phí dự kiến thực hiện 28,44 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thành Phú, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Thuận, cho biết, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ – TTg đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nghèo ở Ninh Thuận có nhà ở ổn định, từ đó phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Để công tác hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đạt hiệu quả cao nhất, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. UBND tỉnh Ninh Thuận tập trung chỉ đạo các cấp, ngành tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện chính sách cho hộ nghèo, việc hỗ trợ đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Nguyễn Thành

Có thể bạn quan tâm

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm tại các Ủy ban của Quốc hội khóa XV.