Những người "Thắp đèn" giữa biển

Những người "Thắp đèn" giữa biển
Hải đăng Song Tử Tây về đêm
Hải đăng Song Tử Tây về đêm
Nếu như 8 ngọn hải đăng khác ở Trường Sa nằm ngoài bờ kè thì hải đăng Song Tử Tây lại nằm sâu trong đảo. Đây cũng là ngọn hải đăng duy nhất ở quần đảo Trường Sa có đèn cấp 1, ánh sáng trắng, chớp đơn chu kỳ 15 giây có độ chiếu xa 22 hải lý. Anh Trần Văn Chiến (44 tuổi) đã có 20 năm gắn bó với nhiều trạm hải đăng ở Trường Sa. Riêng trạm hải đăng Song Tử Tây, anh đã có 3 lần công tác và 10 năm gắn bó. Hiện anh đang giữ chức vụ trạm trưởng tại đây. Anh Chiến vẫn còn nhớ như in những lần có bão lớn đi qua làm vỡ kính, sét đánh cháy đèn, cháy luôn bộ bình ắc quy nhưng toàn trạm, thợ điện, thợ máy vẫn kiên cường trong mưa bão để thay thế thiết bị dự phòng, khắc phục sự cố. Bởi các anh hiểu rằng “chỉ một phút hải đăng không thắp sáng sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn khi di chuyển của nhiều tàu, thuyền; đe dọa đến tính mạng và tài sản của bà con ngư dân trên biển”. Để hải đăng không bao giờ tắt, những người thợ đèn phải làm việc 24/24 giờ, kiểm tra kỹ nguồn năng lượng cung cấp cho đèn, các nguồn thiết bị và máy móc kỹ thuật khác đảm bảo chất lượng ánh sáng, độ chiếu xa và chớp của đèn. Nguồn năng lượng chính để hải đăng chiếu sáng được lấy từ gần 40 tấm pin năng lượng mặt trời. Và không chỉ vào mùa mưa bão, năng lượng điện còn được anh em nhà đèn tích lũy vào ắc quy mỗi ngày để tránh các tình huống bất ngờ về thời tiết xảy ra nhằm đảm bảo cho đèn hoạt động thông suốt. Anh Chiến cho biết thêm: “Anh em nhà đèn luôn tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu trong ngày như sáng dậy tập thể dục, tắt đèn và thực hiện các công tác lau chùi đèn; tối phân ca trực, bật đèn và trực đến sáng”. Tận mắt chứng kiến chàng trai quê lúa Thái Bình, Nguyễn Văn Định (22 tuổi) - thành viên trẻ nhất trong 5 thành viên làm việc tại nhà đèn đang làm nhiệm vụ lau đèn mới hiểu công việc tưởng chừng như đơn giản ấy lại không dễ dàng chút nào. Những chiếc giẻ lau phải được lựa chọn chất liệu, đảm bảo độ sạch. Không chỉ lau ở trong mà còn lau cả những vòng kính ở ngoài. Ở độ cao 36m so với mực nước biển, gió biển Trường Sa thì như gầm gào; giữa cái nắng cháy da và gió rát mặt, những người thợ leo lên đỉnh cao cột đèn bảo dưỡng chỉ cần sơ suất là xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào. Công việc ấy mất hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày để hải đăng đủ độ sáng, bóng. Trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, độ muối cao, những ngọn đèn biển nếu không được lau chùi thường xuyên sẽ bị gỉ sét, dễ chập, cháy. Định nói, “công việc của lính nhà đèn chẳng biết bắt đầu từ lúc nào và chẳng biết khi nào kết thúc. Bởi nó xứ xoay vòng tròn liên tục: từ 0 giờ đến 4 giờ sáng phải kiểm tra tầm hiệu lực ánh sáng, theo dõi sự hoạt động của các thiết bị đèn. Từ 4 giờ sáng đến 10 giờ trưa phải theo dõi sự hoạt động của các thiết bị, chạy máy và phát thông tin liên lạc, vệ sinh đèn chính đèn phụ nhà pha, pin năng lượng mặt trời và khu vực trạm. Từ 2 giờ chiều đến 6 giờ tối lại tiếp tục chạy máy và phát thông tin liên lạc, kiểm tra đặc tính ánh sáng, vệ sinh ắc quy. Và buổi tối, anh em lại tiếp tục chuẩn bị máy móc, chạy máy phát điện, nạp ắc quy, theo dõi sự hoạt động của các thiết bị. Để hải đăng bật lúc 6h chiều và tắt lúc 6h sáng là hàng ngàn công việc tẩn mẩn, tỉ mỉ không tên khác. Ở bất cứ thời điểm nào, người lính nhà đèn cũng phải quan sát khu vực hàng hải và ghi nhật ký”. Sau khi lau đèn, kính, lần lượt 40 tấm pin năng lượng mặt trời cũng được lau sạch, kiểm tra mấu điện và sự hoạt động của pin để đảm bảo lượng điện mỗi ngày.
 
Lau chùi pin năng lượng mặt trời
Lau chùi pin năng lượng mặt trời
Chia sẻ thêm về cuộc sống của người “gác đèn”, anh Đỗ Trường Xuân người có hơn 20 năm công tác tại các ngọn hải đăng ở Trường Sa, nói: “Mỗi năm chỉ có 7 lần tàu tiếp tế nhưng nếu có sóng cấp 6 trở lên, tàu sẽ không đi được nên lính nhà đèn cũng như lính hải quân ở đảo phải sáng tạo mọi thứ để tự đảm bảo cuộc sống, nhất là vào mùa biển động triền miên”. Có lẽ bởi thế mà dưới chân ngọn hải đăng Song Tử Tây sừng sững ấy, gà vịt vẫn nhởn nhơ kiếm thức ăn, bụi chuối, cây chanh, vườn rau xanh của anh em nhà đèn vẫn tươi tốt. Anh Xuân khẳng định: “Dù khó khăn đến mấy nhưng cứ nghĩ rằng nếu hải đăng không sáng đèn, tàu thuyền ngư dân sẽ đi về đâu giữa biển đêm thăm thẳm? Người gác đèn bỏ trạm cũng như người lính rời vị trí chiến đấu nên dù khó khăn đến mấy, anh em nhà đèn chúng tớ cũng cố gắng vượt mọi gian khổ để làm việc. Hơn nữa, ngọn hải đăng còn là sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ nên dù thế nào đi nữa hải đăng vẫn phải sáng đèn”. Làm việc ở Trường Sa, những người “gác đèn” cũng như chiến sỹ, luôn coi “đảo là nhà, biển cả là quê hương” cùng chung sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi thế, ngoài công tác “gác đèn”, những người làm việc ở hải đăng cũng tham gia các hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Họ là thành viên của Đội Dân quân tự vệ biển. 
Có lẽ chính suy nghĩ và sự hy sinh thầm lặng ấy của những người “gác đèn” mà những con “mắt thần” luôn sáng ở Trường Sa. Công việc hàng ngày của các anh đang giúp cho ngư dân - những cột mốc chủ quyền sống, yên tâm vươn khơi đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Trường Sa hiện có 9 ngọn hải đăng tại các đảo Đá Tây, Đá Lát, Song Tử Tây, An Bang, Tiên Nữ, Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn và Nam Yết, thuộc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Nam, Bộ GTVT. Việc xây dựng những hải đăng này tuân theo luật pháp quốc tế, là trách nhiệm của quốc gia có biển, được Cơ quan Quỹ đạo quốc tế và Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế ghi nhận trên hải đồ quốc tế. Hải đăng không chỉ góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam, những ngọn hải đăng ở Trường Sa còn giúp chỉ đường, dẫn lối cho tàu thuyền quốc tế qua lại khu vực an toàn.
Báo Lâm Đồng

Có thể bạn quan tâm

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, chiều tối 11/3, tại nhiều huyện phía Nam của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong bối cảnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang vào cao điểm khô hạn.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 12/3/2025: Bắc Bộ tăng nhiệt, duy trì độ ẩm cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 11/3 khu vực tỉnh Kon Tum và Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi (Kon Tum); thị xã Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Glong (Đắk Nông).

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã và đang phối hợp với các đơn vị y tế khẩn trương triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh rrước tình hình dịch sốt phát ban và các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện, gây thiệt hại sức khỏe người dân.

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Ngày 11/3, đại diện các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc các Trường Đại học Y Dược đã được tập huấn chuyên sâu về xử lý khủng hoảng truyền thông khi sự cố xảy ra; hướng dẫn truy cập, sử dụng công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến; văn hóa an toàn người bệnh, hướng dẫn quản lý nguy cơ trong sử dụng thuốc tại bệnh viện, các giải pháp cải thiện quá trình báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện…