Bài 1: Bộ đội Biên phòng ở lều, nằm rừng ngăn chặn dịch
Đồn Biên phòng Bản Lầu - Bộ đội Biên phòng Lào Cai quản lý 17 km đường biên giới với rất nhiều đường mòn, lối mở, nhiều đoạn chỉ cách nhau qua một con suối cạn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Đồn Biên phòng Bản Lầu đã tiến hành dựng lều dã chiến, tổ chức tuần tra 24/24 giờ nơi khu vực biên giới để chốt chặn, kiểm tra xuất, nhập cảnh của cư dân.
Ngồi trong căn lều rộng khoảng 12m2, thượng úy Triệu Tiến Ngân - Đội phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Bản Lầu nhớ lại ngày đầu tiên dựng lều dã chiến, trời mưa tầm tã. Những cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác đã phải đi vận động mượn đất của bà con trong bản để san lấp nền và dựng lều dã chiến. Từ khi dựng xong lều đến nay, 5 cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác đã thay nhau túc trực, tuần tra nơi biên giới 24/24 giờ, không để cho người dân qua lại biên giới trái phép.
Thượng úy Triệu Tiến Ngân chia sẻ: “Tính từ thời điểm nhận nhiệm vụ trực Tết Nguyên đán đến nay đã hơn 1 tháng tôi chưa được về thăm gia đình. Trực Tết nguyên đán xong, tôi nhận luôn nhiệm vụ trực chiến về phòng, chống dịch nơi biên viễn. Là những chiến sĩ biên phòng, chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn. Đến nay, dù chưa có kế hoạch cụ thể nhưng chúng tôi đều quán triệt tinh thần ‘hết dịch mới về’”.
Đại úy Phạm Thiện Hãnh, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Bản Lầu cho biết, trước sự phức tạp của tình hình dịch bệnh, khả năng lây lan qua biên giới là rất lớn nên đơn vị luôn động viên cán bộ, chiến sĩ chủ động khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần “Chống dịch như chống giặc”. Có những đồng chí trực xuyên Tết đến nay chưa được về thăm gia đình, nhưng các đồng chí rất vui vẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Với nhiệm vụ là bảo vệ tuyến đầu của Tổ quốc và trách nhiệm của người chiến sĩ biên phòng, chúng tôi cố gắng ngăn chặn dịch bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng”, Đại úy Phạm Thiện Hãnh nhấn mạnh.
Cũng như các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, những người lính mang quân hàm xanh tỉnh Lạng Sơn cũng đang căng mình tuần tra, kiểm soát, bám sát, gác từng đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới mà đơn vị được giao quản lý.
Để phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở, nhiều cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Lạng Sơn ở các lán chốt chặn đã cố gắng quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình để sẵn sàng với công việc túc trực nơi biên cương lạnh giá. Thậm chí, có trường hợp trực từ Tết ông Công, ông Táo (23/12/2019 âm lịch) đến nay chưa từng về nhà thăm gia đình.
Đại úy Dương Văn Tốt, Đội trưởng Đội phòng chống ma túy và tội phạm - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Mặc dù xa gia đình vợ con, nhưng chúng tôi luôn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ ngăn chặn dịch lây lan cho cộng đồng”.
Lạng Sơn có đường biên giới dài hơn 230 km với nhiều đường mòn, lối mở qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để phòng, chống dịch bệnh lây lan, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt, Lạng Sơn đã tổ chức xây dựng hơn 100 lán, tổ, chốt dã chiến trên toàn tuyến biên giới. Qua đó, giảm thiểu tối đa xuất, nhập cảnh trái phép, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trung tá Vi Văn Cẩn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khẳng định, đơn vị đã phối hợp với hải quan và dân quân, công an tổ chức chốt chặn 24/24 giờ, đảm bảo không để bất kỳ đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Tại tỉnh Hà Giang, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 26/1 (tức mùng 2 Tết Canh Tý), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng công an, dân quân và y tế địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm đội ngũ quân y tham gia phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; thành lập hàng chục tổ chốt chặn và 2 tổ cơ động sẵn sàng ứng phó cho các tuyến trọng điểm.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm hậu cần Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, là lực lượng cắm chốt ở địa bàn biên giới có nhiều đường mòn, lối mở, đặc biệt đây lại là tuyến biên giới giáp với Trung Quốc – nơi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do đó Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo thành lập 38 tổ chốt chặn dọc biên giới, đồng thời thành lập 2 tổ cơ động sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh tại các tuyến trọng điểm. Lực lượng tham gia tại các điểm chốt chặn này được cung cấp đầy đủ khẩu trang, thuốc sát khuẩn, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; đồng thời kiểm soát chặt chẽ những người qua lại, đặc biệt là tại các lối mở, đường mòn.
Tại điểm chốt chặn lối lên đường mòn gần mốc 419 trên địa bàn xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, một chiếc lều dã chiến được dựng ven đường, 6 chiến sĩ gồm 4 chiến sĩ biên phòng cùng 2 chiến sĩ là công an và dân quân thực hiện ăn ngủ tại chỗ, túc trực 24/24 giờ dưới tiết trời mưa rét thấu xương để ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập vào địa bàn.
Đại úy Lê Văn Hợp, cán bộ Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết, vì điểm chốt chặn không có điện, không có nước nên anh em ở đây rất khó khăn, tuy nhiên với tinh thần quyết tâm “chống dịch như chống giặc” nên các cán bộ, chiến sĩ đều động viên nhau vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. “Trong thời gian cắm chốt tại đây, lực lượng làm nhiệm vụ đã ngăn chặn hàng chục lượt người qua lại biên giới trái phép, giải thích và tuyên truyền cho người dân hiểu về tình hình dịch bệnh; đồng thời cũng đưa một số lao động từ Trung Quốc trở về nước đến khu cách ly để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe” – Đại úy Hợp cho biết thêm
Trên dọc tuyến biên giới, các Đồn biên phòng đã thành lập hàng trăm chốt với hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ chốt chặt biên giới, ngăn chặn triệt để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Mặc dù, ở biên giới về đêm những ngày này nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh cắt da cắt thịt; nhiều điểm chốt không điện, không sóng điện thoại, nhưng những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam ai cũng quyết tâm và động viên nhau với tinh thần “hết dịch mới về”. (Còn nữa)
Đồn Biên phòng Bản Lầu - Bộ đội Biên phòng Lào Cai quản lý 17 km đường biên giới với rất nhiều đường mòn, lối mở, nhiều đoạn chỉ cách nhau qua một con suối cạn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Đồn Biên phòng Bản Lầu đã tiến hành dựng lều dã chiến, tổ chức tuần tra 24/24 giờ nơi khu vực biên giới để chốt chặn, kiểm tra xuất, nhập cảnh của cư dân.
Ngồi trong căn lều rộng khoảng 12m2, thượng úy Triệu Tiến Ngân - Đội phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Bản Lầu nhớ lại ngày đầu tiên dựng lều dã chiến, trời mưa tầm tã. Những cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác đã phải đi vận động mượn đất của bà con trong bản để san lấp nền và dựng lều dã chiến. Từ khi dựng xong lều đến nay, 5 cán bộ, chiến sĩ trong tổ công tác đã thay nhau túc trực, tuần tra nơi biên giới 24/24 giờ, không để cho người dân qua lại biên giới trái phép.
Thượng úy Triệu Tiến Ngân chia sẻ: “Tính từ thời điểm nhận nhiệm vụ trực Tết Nguyên đán đến nay đã hơn 1 tháng tôi chưa được về thăm gia đình. Trực Tết nguyên đán xong, tôi nhận luôn nhiệm vụ trực chiến về phòng, chống dịch nơi biên viễn. Là những chiến sĩ biên phòng, chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn. Đến nay, dù chưa có kế hoạch cụ thể nhưng chúng tôi đều quán triệt tinh thần ‘hết dịch mới về’”.
Đại úy Phạm Thiện Hãnh, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Bản Lầu cho biết, trước sự phức tạp của tình hình dịch bệnh, khả năng lây lan qua biên giới là rất lớn nên đơn vị luôn động viên cán bộ, chiến sĩ chủ động khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần “Chống dịch như chống giặc”. Có những đồng chí trực xuyên Tết đến nay chưa được về thăm gia đình, nhưng các đồng chí rất vui vẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Với nhiệm vụ là bảo vệ tuyến đầu của Tổ quốc và trách nhiệm của người chiến sĩ biên phòng, chúng tôi cố gắng ngăn chặn dịch bệnh, tránh lây lan cho cộng đồng”, Đại úy Phạm Thiện Hãnh nhấn mạnh.
Cũng như các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, những người lính mang quân hàm xanh tỉnh Lạng Sơn cũng đang căng mình tuần tra, kiểm soát, bám sát, gác từng đường mòn, lối mở trên tuyến biên giới mà đơn vị được giao quản lý.
Để phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở, nhiều cán bộ, chiến sĩ biên phòng tỉnh Lạng Sơn ở các lán chốt chặn đã cố gắng quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình để sẵn sàng với công việc túc trực nơi biên cương lạnh giá. Thậm chí, có trường hợp trực từ Tết ông Công, ông Táo (23/12/2019 âm lịch) đến nay chưa từng về nhà thăm gia đình.
Đại úy Dương Văn Tốt, Đội trưởng Đội phòng chống ma túy và tội phạm - Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Mặc dù xa gia đình vợ con, nhưng chúng tôi luôn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ ngăn chặn dịch lây lan cho cộng đồng”.
Lạng Sơn có đường biên giới dài hơn 230 km với nhiều đường mòn, lối mở qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Để phòng, chống dịch bệnh lây lan, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch với phương châm “4 tại chỗ”; đặc biệt, Lạng Sơn đã tổ chức xây dựng hơn 100 lán, tổ, chốt dã chiến trên toàn tuyến biên giới. Qua đó, giảm thiểu tối đa xuất, nhập cảnh trái phép, hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Trung tá Vi Văn Cẩn, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị khẳng định, đơn vị đã phối hợp với hải quan và dân quân, công an tổ chức chốt chặn 24/24 giờ, đảm bảo không để bất kỳ đối tượng xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Tại tỉnh Hà Giang, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ 26/1 (tức mùng 2 Tết Canh Tý), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng công an, dân quân và y tế địa phương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm đội ngũ quân y tham gia phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; thành lập hàng chục tổ chốt chặn và 2 tổ cơ động sẵn sàng ứng phó cho các tuyến trọng điểm.
Thiếu tá Nguyễn Thanh Hà, Phó Chủ nhiệm hậu cần Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang cho biết, là lực lượng cắm chốt ở địa bàn biên giới có nhiều đường mòn, lối mở, đặc biệt đây lại là tuyến biên giới giáp với Trung Quốc – nơi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, do đó Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo thành lập 38 tổ chốt chặn dọc biên giới, đồng thời thành lập 2 tổ cơ động sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh tại các tuyến trọng điểm. Lực lượng tham gia tại các điểm chốt chặn này được cung cấp đầy đủ khẩu trang, thuốc sát khuẩn, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; đồng thời kiểm soát chặt chẽ những người qua lại, đặc biệt là tại các lối mở, đường mòn.
Tại điểm chốt chặn lối lên đường mòn gần mốc 419 trên địa bàn xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, một chiếc lều dã chiến được dựng ven đường, 6 chiến sĩ gồm 4 chiến sĩ biên phòng cùng 2 chiến sĩ là công an và dân quân thực hiện ăn ngủ tại chỗ, túc trực 24/24 giờ dưới tiết trời mưa rét thấu xương để ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập vào địa bàn.
Đại úy Lê Văn Hợp, cán bộ Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết, vì điểm chốt chặn không có điện, không có nước nên anh em ở đây rất khó khăn, tuy nhiên với tinh thần quyết tâm “chống dịch như chống giặc” nên các cán bộ, chiến sĩ đều động viên nhau vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ. “Trong thời gian cắm chốt tại đây, lực lượng làm nhiệm vụ đã ngăn chặn hàng chục lượt người qua lại biên giới trái phép, giải thích và tuyên truyền cho người dân hiểu về tình hình dịch bệnh; đồng thời cũng đưa một số lao động từ Trung Quốc trở về nước đến khu cách ly để được theo dõi và chăm sóc sức khỏe” – Đại úy Hợp cho biết thêm
Trên dọc tuyến biên giới, các Đồn biên phòng đã thành lập hàng trăm chốt với hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ chốt chặt biên giới, ngăn chặn triệt để tình trạng xuất nhập cảnh trái phép. Mặc dù, ở biên giới về đêm những ngày này nhiệt độ xuống thấp, gió lạnh cắt da cắt thịt; nhiều điểm chốt không điện, không sóng điện thoại, nhưng những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam ai cũng quyết tâm và động viên nhau với tinh thần “hết dịch mới về”. (Còn nữa)
Công Tuyên