Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào

Quang cảnh Lễ báo công. Ảnh: TTXVN
Quang cảnh Lễ báo công. Ảnh: TTXVN

Cuối tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về tới làng Kim Long (thôn Tân Lập ngày nay), thuộc xã Kim Long (nay là xã Tân Trào), huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), để chỉ đạo cách mạng. Người đã chọn xã Tân Trào làm Thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng của cả nước. Tại đây, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có những quyết định quan trọng, lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước vào tháng 8/1945…

Những ngày Tháng Tám lịch sử, Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào – lại đón hàng nghìn lượt du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đến tham quan, ôn lại ký ức và truyền thống hào hùng của dân tộc. Mỗi du khách đến với Thủ đô kháng chiến, lại có một cảm xúc rất riêng, rất đặc biệt với con người và mảnh đất quê hương cách mạng.

Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào ảnh 1Quang cảnh Lễ báo công. Ảnh: TTXVN

Tháng Tám và những chuyến đi ý nghĩa

77 năm trôi qua kể từ những ngày sôi sục không khí tổng khởi nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, Tân Trào nay đã đổi khác rất nhiều. Đường làng ngõ xóm phong quang, sạch sẽ, dọc hai bên đường, những đóa hoa rực rỡ khoe sắc, những nếp nhà sàn đơn sơ, nằm tĩnh lặng giữa Thủ đô kháng chiến luôn sẵn sàng đón du khách từ khắp mọi miền đến thăm.

Đến Tân Trào những ngày này, không khí chào mừng ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9 len lỏi trong từng thôn làng, ngõ xóm. Du khách thập phương tìm về Tân Trào, tìm về cội nguồn lịch sử cũng nhiều hơn.

Cùng gia đình thăm lán Nà Nưa, nơi Bác Hồ đã sống những ngày gian khổ để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, chị Nguyễn Thu Hương, du khách đến từ quận Tây Hồ (Hà Nội) vô cùng xúc động. Căn lán nhỏ đơn sơ khiến chị mường tượng được cuộc sống vất vả, khó khăn của Bác Hồ trong những ngày khởi nghĩa. Chị Nguyễn Thu Hương chia sẻ, với mong muốn cho các con có một chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa trước khi chuẩn bị vào năm học mới, gia đình chị đã tổ chức một chuyến về Tuyên Quang. Sau khi đi ngắm cảnh đẹp hồ Na Hang, trải nghiệm dịch vụ du lịch cộng đồng, thưởng thức ẩm thực độc đáo của đồng bào… gia đình chị lựa chọn điểm đến ý nghĩa là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Đến đây, các thành viên trong gia đình chị vừa được ngắm cảnh đẹp trong khu di tích, tận hưởng không khí trong lành của núi rừng, được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử di tích, nghe những câu chuyện kể về Bác Hồ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nghe chuyện đồng bào che chở, nuôi giấu bộ đội trong những chuẩn bị tổng khởi nghĩa năm 1945… các thành viên trong gia đình chị đều rất ấn tượng và xúc động.

“Đây là chuyến đi rất ý nghĩa đối với gia đình chúng tôi, nhất là khi chúng tôi đến đây đúng dịp kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Tám. Qua những câu chuyện được nghe, chúng tôi biết thêm nhiều câu chuyện về những ngày khởi nghĩa giành chính quyền và càng thêm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc…”, chị Thu Hương vui vẻ cho biết.

Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào ảnh 2Đoàn dâng hương tại đình Tân Trào. Ảnh: TTXVN

Nhiều cơ quan, đoàn thể cũng tổ chức những chuyến du lịch về Thủ đô kháng chiến trong dịp này, để góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cho lớp trẻ. Đầu tháng 8/2022, sau thành công của Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thông tấn xã Việt Nam khóa XXVII, nhiệm kỳ 2022-2027, Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam đã tổ chức Lễ báo công mừng thành công của Đại hội tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào.

Chia sẻ cảm xúc của mình trong chuyến đi về nguồn vào những ngày Tháng Tám, chị Phạm Thị Hồng Điệp, phóng viên cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Gia Lai chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị được đến thăm Tuyên Quang, thăm Thủ đô kháng chiến, thăm các di tích lịch sử tại Tân Trào, nghe hướng dẫn viên khu di tích kể về sự gian lao của thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, chị vô cùng xúc động và tự dặn lòng, phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác để xứng đáng hơn với những hy sinh của các thế hệ đi trước.

Cũng là lần đầu tiên đến thăm Thủ đô kháng chiến, thăm mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, thăm lán Nà Nưa, anh Huỳnh Phúc Hậu, cán bộ cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Bến Tre bày tỏ, anh vô cùng xúc động và tự hào khi được đặt chân đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng, được thăm nơi Bác Hồ và các cán bộ cách mạng đã từng sống và làm việc, được gặp gỡ, giao lưu, hiểu hơn về mảnh đất, con người của vùng quê cách mạng này.

Dù đến Tân Trào nhiều lần nhưng chị Mạnh Minh, phóng viên cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Hải Dương cho biết, mỗi lần về Tân Trào, chị lại có những cảm xúc khác nhau. “Trong những ngày Tháng Tám lịch sử, khi đến thăm những địa danh gắn liền với lịch sử Thủ đô kháng chiến như mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Nưa… chúng tôi như được sống lại không khí hào hùng, sục sôi của những ngày cách mạng cách đây 77 năm. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc hơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, để chúng ta có cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay”, chị Mạnh Minh chia sẻ.

Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào ảnh 3Đoàn thăm Khu di tích Việt Nam Thông tấn xã tại thôn Hoàng Lâu, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Ảnh: TTXVN

Tự hào là quê hương cách mạng

77 năm trôi qua kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng với người dân ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), những câu chuyện, sự kiện lịch sử diễn khi ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức và được người dân nơi đây lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chúng tôi đến ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự tại thôn Tân Lập (xã Tân Trào), nơi Bác Hồ đã ở và làm việc trong những ngày đầu Bác từ Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (từ ngày 21 đến cuối tháng 5/1945), anh Nguyễn Văn Bế, cháu nội của ông Nguyễn Tiến Sự kể: Ngày bé, nhà anh thường đón rất nhiều khách đến chơi. Khi ấy, anh thường ngồi trong lòng ông nội, nghe ông kể chuyện với khách, dần dần những câu chuyện về một thời lịch sử hào hùng của dân tộc, được anh thuộc lòng và ghi nhớ đến tận bây giờ.

Anh Nguyễn Văn Bế cho biết, ông nội anh - ông Nguyễn Tiến Sự, nguyên là Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là thôn Tân Lập) có kể lại rằng: Tầm chiều tối 21/5/1945, có hai người một già, một trẻ vào nhà ông. Ông cụ lớn tuổi chống gậy đi trước, phía sau là một người trẻ tuổi. Lúc đầu, ông chỉ biết nhà có khách quý, sau khi trò chuyện mới biết, ông cụ chống gậy là Bác Hồ, còn người trẻ đi cùng Bác khi ấy là đồng chí Võ Nguyên Giáp. Sau đó, Bác Hồ ở lại sống và làm việc tại nhà ông Nguyễn Tiến Sự. Còn đồng chí Võ Nguyên Giáp thì ở tại nhà ông Hoàng Trung Dân, cách đó một đoạn. “Ông tôi kể, Bác Hồ thường dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ thường đi vòng quanh thăm ruộng đồng, thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng…”, anh Nguyễn Văn Bế nhớ lại.

Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào ảnh 4Đoàn Thanh niên TTXVN chụp ảnh lưu niệm tại Lễ báo công. Ảnh: TTXVN

Ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Tiến Sự khoảng một tuần, để bảo đảm bí mật và thuận tiện cho công việc, cuối tháng 5/1945, Bác Hồ chuyển ra ở căn lán nhỏ trong khu rừng Nà Nưa, thuộc dãy núi Hồng. Lán Nà Nưa nằm kín đáo dưới các tán cây rậm rạp, cách làng Tân Lập hơn 500 mét về hướng Đông, cách lán chừng 80 mét là con đường mòn qua đèo De, sang Phú Đình- Định Hóa (Thái Nguyên). Phía trước lán, dưới chân rừng Nà Nưa là dòng suối Khuôn Pén.

“Sau khi Bác Hồ lên lán sống, ông nội tôi vẫn thường lên tiếp tế lương thực, thuốc men, thỉnh thoảng ông còn ngồi nói chuyện với Bác. Bố tôi khi ấy tuy còn nhỏ, nhưng nhiều khi cũng được ông nội tôi giao nhiệm vụ sáng dậy sớm đưa cơm lên lán cho Bác Hồ”, anh Nguyễn Văn Bế kể lại. 

Hiện nay, ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự - nơi Bác từng sống và làm việc đã trở thành một điểm tham quan yêu thích của du khách gần xa. Mọi người đến đây đều muốn được đến thăm nơi Bác đã từng sống và làm việc trong những ngày chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách đây 77 năm về trước.

Cách nơi Bác Hồ ở không xa, là ngôi nhà sàn của ông Hoàng Trung Dân, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở từ tháng 5 đến tháng 8/1945. Căn nhà cũng là nơi đánh máy bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc (Lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước) vào tháng 8/1945. Bên trong ngôi nhà, những hình ảnh, kỷ vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các thế hệ trong gia đình đặt ở nơi trang trọng nhất.

Nhớ mùa thu lịch sử trên quê hương cách mạng Tân Trào ảnh 5Đoàn tìm hiểu về lịch sử của vị các tiền bối cách mạng. Ảnh: TTXVN

Anh Hoàng Văn Nhiên, cháu nội của ông Hoàng Trung Dân chia sẻ, từ khi còn bé, anh thường được nghe ông nội và mọi người trong nhà kể chuyện ngày xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống và làm việc ở gia đình. Anh thấy tự hào vì cha ông mình đã tham gia cách mạng, góp một phần công sức nhỏ bé vào sự thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của đất nước.

Không chỉ gia đình ông Nguyễn Tiến Sự, ông Hoàng Trung Dân, mà nhiều hộ dân ở thôn Tân Lập cũng rất tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương mình. Theo lời kể của những người dân trong làng, khi ấy, hầu hết các hộ dân trong làng Kim Long đều nuôi cán bộ.

Bà Nguyễn Thị Ngò, 72 tuổi, ở thôn Tân Lập cho biết, khi về làm dâu ở đây, bà thường được nghe bố mẹ chồng (là ông Hoàng Quang Ấm và bà Mạc Thị Pháp) kể chuyện khi xưa ông bà được giao nhiệm vụ đưa gạo lên lán cho Bác Hồ. “Mẹ chồng tôi kể lại rằng, ngày đó hầu hết các hộ dân trong thôn đều có cán bộ về ở. Gia đình tôi cũng có nhiều cán bộ ở lắm. Cán bộ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân. Còn người dân ở trong làng đều thực hiện 3 không (không biết, không nói, không thấy) để đảm bảo an toàn cho Bác Hồ và cán bộ… Tôi rất tự hào vì truyền thống cách mạng của gia đình, của quê hương ”, bà Nguyễn Thị Ngò chia sẻ.

Tân Trào bây giờ đã trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục lòng yêu nước, truyền thống anh hùng dân tộc cho các thế hệ người Việt Nam. Người dân Tân Trào ai cũng rất tự hào vì được sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Từ lâu, mỗi người dân Tân Trào đều ý thức việc phát huy truyền thống các mạng của cha ông để gìn giữ, tôn tạo, bảo vệ các điểm di tích lịch sử, góp phần phát triển du lịch, làm giàu cho người dân trên quê hương cách mạng.

Phương Lan - Nam Sương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Tại Sóc Trăng, nguồn vốn tín dụng chính sách được xem là điều kiện giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính sách phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có sương mù vào sáng sớm, riêng khu vực Tây Bắc Bộ trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ”

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ”

Chiều 25/3, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Diễn đàn Gặp gỡ tài năng trẻ và Lễ Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác; trao Giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2025. Đây là những sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình "Tháng ba biên giới, biên cương Tổ quốc tôi" ở Sóc Trăng

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình "Tháng ba biên giới, biên cương Tổ quốc tôi" ở Sóc Trăng

Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên các lực lượng vũ trang gồm Công an tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới - biên cương Tổ quốc tôi” năm 2025 chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại hai huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Ngày 25/3, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại giữa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ Plan International Japan triển khai Dự án cải thiện môi trường học tập từ góc nhìn bình đẳng giới tại các trường tiểu học và trung học cơ sở hai tỉnh Hà Giang và Lai Châu của Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177) là một trong những công trình giao thông trọng điểm tại tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án được khởi công từ tháng 4/2022, với chiều dài 42,72 km, tổng mức đầu tư điều chỉnh trên 1.496 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kết nối hai huyện Bắc Quang và Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thúc đẩy các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế vùng cao.

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

95 năm qua, Đảng bộ tỉnh Bến Tre không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Trong ngần ấy năm, Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của tỉnh, xây dựng quê hương Đồng Khởi ngày càng giàu đẹp, văn minh, tự tin vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn), hiện tỉnh có 6.377 hộ gia đình đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ làm mới và sửa chữa để ổn định cuộc sống; trong đó có 6.008 hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ và 369 hộ gia đình không thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm. 

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng; miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Ngày 24/3, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, tính từ Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến nay, cả nước tăng khoảng 35.000 căn nhà được hoàn thành và xây mới, với bình quân mỗi địa phương hỗ trợ 37 căn nhà/ngày.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Ngày 24/3, tại tỉnh Bình Định, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế LOF - Thương hiệu Kun tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”. Anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Bình Định đến dự.

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, đời sống một bộ phận người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp khó khăn do vẫn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu…, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trước thực trạng trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã bám sát địa bàn, xây dựng nhiều cách làm hay để phổ biến giáo dục, pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số biên giới.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 24/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 24/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Tối 23/3, tại tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và trao giải thưởng Ngô Mây 2024. Sự kiện thu hút 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia.

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 23/3, tại bản Cọ (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi một quán ăn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện.

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Bộ Tài chính, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà cho gần 100 thanh thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Hiện đại hạ tầng giao thông, Lào Cai tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên mới

Tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.