Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống

Là một trong 9 bản của xã vùng sâu, vùng xa Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân thuộc địa bàn khó khăn, xa xôi nhất so với những bản còn lại. Bản Na Ngân ở cách trung tâm xã Nga My, kết nối bằng con đường đất độc đạo dài hơn 20km, lắm dốc cao, vực sâu, chạy dọc sườn núi Pù Hiêng, xuyên vào vùng lõi đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Nơi đây hiện có hơn 150 hộ với hơn 750 nhân khẩu, 100% là đồng bào Thái. Dù cuộc sống ngăn cách, biệt lập với bên ngoài, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền các cấp và sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn của người dân, bản làng Na Ngân đã và đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống kinh tế của người dân ngày một vươn lên.

* Nét Thái cổ ở Na Ngân

Mất hơn một giờ chinh phục con đường đất độc đạo nhiều dốc dài và cao, vực sâu, len lỏi dưới tán rừng sâu hun hút và nhiều lần vất vả, khó nhọc vượt suối Nậm Ngân, chúng tôi mới “chạm” được cửa ngõ bản Na Ngân. Từ đỉnh dốc cao phóng tầm mắt về thung lũng, bản làng hiện lên là những nóc nhà sàn lợp mái tôn, cỏ tranh, ngói đỏ ẩn hiện trong mây mù, hơi sương, quần tụ một góc dưới chân núi Pù Hiêng và được bao bọc giữa tứ bề đại ngàn Pù Huống. Từ vị trí này, có thể dễ dàng nhận ra khu vực đồng ruộng trồng lúa nước của người dân chiếm diện tích khá lớn, nằm trải dài dọc thung lũng, được "tắm mát" và cung cấp phù sa bởi thượng nguồn dòng Nậm Ngân trong xanh.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 1Con đường độc đạo nối trung tâm xã Nga My đến bản Na Ngân phải qua nhiều đoạn suối do dòng Nậm Ngân chia cắt. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Theo các cụ cao niên trong bản kể lại, từ những năm 1950, người dân tộc Thái ở các huyện Con Cuông, Quế Phong… tìm đến vùng đất này. Chính yếu tố “tụ thủy” của dòng Nậm Ngân quanh năm chảy tràn, ăm ắp nước, cho nhiều phù sa, tôm cá bên cạnh một thung lũng tương đối bằng phẳng, chất đất phì nhiêu thuận lợi cho trồng trọt, cấy hái, họ quyết định dừng lại, kết thúc hành trình “thiên di” để định cư, lập bản, khai khẩn ruộng hoang tại miền đất này. Tên bản Na Ngân được dân bản đặt theo nghĩa tiếng Thái là “ruộng bên dòng Nậm Ngân”. Ngoài vai trò tạo sinh kế cho người dân trong trồng trọt, nuôi cá, dòng Nậm Ngân còn là yếu tố định hình, tạo dựng nên bản làng Na Ngân của đồng bào Thái như ý nghĩa của câu nói “Người Thái ăn theo nước, người Xá ăn theo lửa, người Mông ăn theo sương mù”.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 2Cây cầu gỗ bắc qua suối Nậm Ngân để đến bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Đi qua cây cầu gỗ đơn sơ bắc ngang dòng suối Nậm Ngân nơi dòng chảy đột ngột “vặn mình”, du khách “lạc” vào một tiểu vùng văn hóa mang đậm sắc thái bản địa của đồng bào Thái. Điểm nhấn trong khung cảnh yên lặng, thanh bình của bản làng là những cây dừa, cau cao vút được trồng bên hiên những ngôi nhà sàn khang trang, có nét kiến trúc độc đáo với hệ thống chân cột to lớn, vững chãi. Đường vào bản cũng được tô điểm bởi sắc đỏ của những rặng hoa trạng nguyên được người dân trồng làm hàng rào ngăn cách khuôn viên sân, nhà với đường nội bản.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 3Nhiều nhà sàn cổ với kiến trúc mang đậm nét văn hóa của đồng bào Thái vẫn còn lưu giữ tại bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Độc đáo và thu hút sự chú ý của du khách là những ngôi nhà sàn, mái lợp bằng gỗ Pơ mu phủ đầy rêu mốc. Theo anh Kha Văn Luận, người dân trong bản Na Ngân cho biết, hiện tại bản có 6 ngôi nhà sàn mái lợp bằng gỗ Pơ mu. Những ngôi nhà sàn này thuộc nhóm các ngôi nhà sàn cổ, được cất dựng đầu tiên trong bản, tồn tại cách đây hàng chục năm, trải qua nhiều thế hệ trong gia đình, dòng tộc, với kiến trúc độc đáo, mang tính nhận diện văn hóa rất đặc trưng của đồng bào Thái. Đặc biệt kết cấu hệ thống hoành, xà, kèo, cột, giằng, mộng của các ngôi nhà lưu giữ những giá trị thẩm mỹ, văn hóa rất lớn.

Chính những ngôi nhà sàn này đã trở thành kiểu mẫu, tiền đề để những hộ gia đình làm nhà sau này học hỏi về kiến trúc. Do đó, các ngôi nhà sàn trong bản dù thời gian cất dựng cách nhau nhiều năm nhưng vẫn có những điểm giống nhau về hình dáng, kiến trúc, trang trí lan can, không gian trong nhà. Tất cả là một chỉnh thể thống nhất, mang tính tư duy, chứa đựng những triết lý nhân sinh.

Ông Kha Văn Luận cho biết, người dân trong bản đều là dân tộc Thái, có truyền thống làm nhà sàn. Những ngôi nhà được cất dựng đầu tiên trong bản có tuổi thọ lên đến 70 năm. Đặc biệt là những ngôi nhà sàn có mái lợp bằng gỗ Pơ mu còn gìn giữ được những nét nguyên bản ban đầu từ khi dựng nên.

Tự hào là chủ sở hữu một ngôi nhà sàn có mái lợp bằng gỗ Pơ mu trong bản Na Ngân, ông Vi Văn Tương cho biết: Những họa tiết, hoa văn được trang trí trên hệ thống hoành, xà là do những người thợ có tay nghề cao chạm khắc. Qua bao nhiêu năm, màu sắc họa tiết, hoa văn vẫn tươi mới.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 4Phụ nữ dân tộc Thái ở bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An) sàng sảy gạo. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Quá trình khám phá, trải nghiệm không gian bản làng Na Ngân cho thấy sự hồn hậu, cởi mở, trọng tình và mến khách của người dân nơi đây. Dù là người lạ, lần đầu đặt chân đến Na Ngân, nhưng chúng tôi luôn được người dân coi như người của bản. Nhờ sự gần gũi của đồng bào, chúng tôi dễ dàng nhận ra rằng, cộng đồng người Thái nơi đây vẫn còn bảo lưu được những thiết chế, quy ước, hương ước để xây dựng bản làng, dòng họ hòa thuận, tương thân và đoàn kết; thái độ ứng xử với thiên nhiên; trao truyền được những tập quán, phong tục, nếp sống, sinh hoạt, trang phục truyền thống và tiếng nói của dân tộc mình.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 5Cuộc sống hàng ngày của người dân bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ông Kha Văn Luận, bản Na Ngân cho biết, trong văn hóa ẩm thực, người dân trong bản vẫn giữ được những món ăn chế biến theo cách thức truyền thống. Đặc biệt trong dịp lễ, Tết, mừng nhà mới, trong mâm cỗ sẽ có nhiều món ăn mang đậm văn hóa của người Thái như: món mọc cá, cá nướng, bánh dày, bánh chưng đen nhân hoa kê… Trong các lễ hội, liên hoan văn nghệ, các điệu múa, làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống sẽ được người dân trong bản tổ chức trình diễn.

* Nỗ lực thoát nghèo

Cùng với các bản Na Ca, Canh, Xốp Kho, Na Ngân là một trong 4 bản thuộc diện khó khăn của xã Nga My. Bản làng Na Ngân bị chia cách, biệt lập với khu vực “vùng ngoài”, giao thông đi lại khó khăn, vất vả. Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao… Với nỗ lực đẩy lùi cái nghèo, những năm qua, người dân trong bản đã xây dựng những mô hình kinh tế gia đình, tự thân vươn lên, từng bước thoát nghèo.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 6Người dân bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An) tham gia sửa đường nội bản. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Điểm nhấn quan trọng trong diện mạo bản Na Ngân hôm nay là sự hiện diện của hai điểm trường Mầm non và Tiểu học Nga My ngay trong trung tâm bản, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo 100% học sinh trong bản đều được ra lớp, đến trường đúng độ tuổi. Năm 2016, Na Ngân được “phủ” điện lưới quốc gia, tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đổi thay của bản làng, chấm dứt tình trạng người dân thắp sáng bằng đèn dầu, máy phát điện tua-bin nước từ hàng chục năm qua.

Một kỳ tích cần nhắc đến ở Na Ngân là công trình đường giao thông nối vùng trung tâm xã Nga My đi qua các bản khó khăn Na Ca, Na Canh, Xốp Kho vào bản Na Ngân được hình thành vào năm 2010. Tuy là đường đất nhỏ, hẹp lắm dốc cao, vực sâu, ngày mưa đầy sình lầy, trơn trượt và chỉ phù hợp với phương tiện xe máy nhưng đã rút ngắn thời gian của hành trình ra, vào bản xuống gấp nhiều lần.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 7Đường vào bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Ông Lương Văn Tiến, nguyên Trưởng bản Na Ngân và nhiều thầy cô giáo thế hệ đầu tiên đặt chân vào bản công tác vẫn chưa quên được những ký ức khi tuyến đường chưa được mở. “Mỗi lần ra, vào bản, chúng tôi phải men theo ven bờ suối Nậm Ngân để đi và hơn 40 lần vất vả khiêng xe máy lội qua suối. Những lần di chuyển như vậy, phải đi lúc tờ mờ sáng, đến tận chiều mới vào được bản. Vào mùa mưa lũ, hành trình ra, vào bản càng khó khăn, vất vả, gian nan hơn nhiều lần”, ông Lương Văn Tiến chia sẻ.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 8Một góc bản làng Na Ngân tại xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Theo ông Lương Văn Ớt, Trưởng bản Na Ngân, đến nay, đa phần các hộ dân trong bản đều đã có tivi, xe máy, nhiều nhà có máy cày phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bản có 3 hộ gia đình mở quán, buôn bán tạp hóa, các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong bản. Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, người dân trong bản còn đào ao, sử dụng nguồn nước suối của dòng Nậm Ngân để nuôi cá trắm, cá rô phi. Để có nguồn thức ăn trong chăn nuôi, người dân mở rộng diện tích trồng cỏ, chuối. Ngoài diện tích ruộng lúa trải dọc thung lũng, người dân còn tận dụng các diện tích dọc suối Nậm Ngân để trồng cây lương thực, cây có hạt và làm nương rẫy trồng sắn, ngô. Vào mùa, dân bản còn đi khai thác măng, mật ong trong rừng bán ra thị trường tạo thêm nguồn thu nhập.

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống ảnh 9Bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Mong muốn lớn nhất của người dân bản Na Ngân là con đường đất, độc đạo nối trung tâm xã Nga My từ quốc lộ 48C đi qua các bản Na Ca, Na Canh, Xốp Kho vào bản được mở rộng, nâng cấp. Các địa điểm suối Nậm Ngân chảy qua, chia cắt tuyến đường sẽ được xây cầu kiên cố để người dân đi lại thuận lợi, từ đó tạo tiền đề thông thương trao đổi hàng hóa, giúp kinh tế Na Ngân chuyển dịch cơ cấu, phá thế tự cung, tự cấp. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền cấp trên cần khảo sát, tạo điều kiện để xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp…

Chúng tôi rời Na Ngân khi mặt trời còn gác lại những tia nắng le lói trên dãy Pù Hiêng, không khí lạnh đã phủ đầy trong thung lũng. Những làn khói từ những gian bếp bay lên, vương vấn những mái nhà sàn cổ tạo nên vẻ đẹp nguyên sơ, yên bình cho bản làng.

Xuân Tiến

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ 15h chiều nay 3/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 3/4. Theo đó, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng cùng với giá dầu điêzen, dầu hoả, dầu madút.

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Trước thông tin một số báo chí phản ánh, cánh đồng lúa vụ Đông Xuân của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ở hai bên đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công bị thiệt hại do công trình bơm cát đắp nền, do hai bên cao tốc không có mương thoát nước nên phèn và nước mặn tràn thấm xuống ruộng.

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Yên Bái tiếp nhận 36 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình tiếp nhận hỗ trợ kinh phí chung tay xóa nhà tạm, dột nát năm 2025 từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép gần 5 tấn chất độc ở Lào Cai

Chiều 2/4, Công an tỉnh Lào Cai thông tin, lực lượng chức năng của đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn; tàng trữ trái phép vật liệu nổ; vi phạm quy định về khai thác tài nguyên tại huyện Văn Bàn và bắt quả tang 47 đối tượng liên quan.

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Đề nghị điều tra, xử lý vụ hành hung bác sỹ tại Gia Lai

Ngày 2/4, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về vụ việc bác sỹ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê, bị hành hung ngày 31/3. Vụ việc đã gây mất an ninh, trật tự, ảnh hưởng tiêu cực công tác khám, chữa bệnh, an toàn của người bệnh và nhân viên y tế.

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.