Hai cô giáo vượt khó bám bản nghèo vùng cao huyện Tương Dương

Hai cô giáo vượt khó bám bản nghèo vùng cao huyện Tương Dương

Na Ngân là một trong 9 bản của xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) thuộc diện khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 20 km. Điểm trường Mầm non Na Ngân (thuộc Trường Mầm non Nga My, xã Nga My) có 32 học sinh từ 1 đến 5 tuổi, là con em dân tộc Thái trong bản.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

Nghệ An khắc phục hậu quả do mưa đá ở địa bàn miền núi

Nghệ An khắc phục hậu quả do mưa đá ở địa bàn miền núi

Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) liên quan đến tình hình thiệt hại do trận mưa đá xảy ra chiều 1/5 trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An), ông Lô Thanh Nhất, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương huy động lực lượng theo phương châm bốn tại chỗ (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) giúp người dân sửa chữa nhà.

Một chuyến "tuần rừng" trong đại ngàn Pù Huống

Một chuyến "tuần rừng" trong đại ngàn Pù Huống

Giữa tháng 4, trong cái nắng gắt gao của miền núi phía Tây Nghệ An, chúng tôi theo chân các cán bộ, kiểm lâm Trạm quản lý, bảo vệ rừng Nga My thực hiện chuyến tuần tra, kiểm soát rừng ở 4 bản Canh, Xốp Kho, Na Ngân, Na Kho (huyện Tương Dương, Nghệ An) nằm biệt lập giữa vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.

Ngôi nhà sàn cổ với kiến trúc độc đáo, đặc trưng mang tính nhận diện văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở bản Na Ngân, xã Nga My (Tương Dương, Nghệ An). Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Gìn giữ những nhà sàn Thái cổ giữa đại ngàn

Là một trong chín bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân cách trung tâm xã hơn 20km và là bản “vùng trong”, biệt lập giữa đại ngàn Pù Huống. Hơn 70 năm qua, người Thái đã đến đây định cư, lập bản, tạo nên một tiểu vùng văn hóa mang đậm sắc thái riêng có của cộng đồng dân tộc Thái. Điều đặc biệt và hấp dẫn khách phương xa khi đặt chân đến Na Ngân là được chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn với nhiều nét văn hóa Thái cổ.
Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống

Nhịp sống yên bình giữa đại ngàn Pù Huống

Là một trong 9 bản của xã vùng sâu, vùng xa Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An), Na Ngân thuộc địa bàn khó khăn, xa xôi nhất so với những bản còn lại. Bản Na Ngân ở cách trung tâm xã Nga My, kết nối bằng con đường đất độc đạo dài hơn 20km, lắm dốc cao, vực sâu, chạy dọc sườn núi Pù Hiêng, xuyên vào vùng lõi đại ngàn Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Em Lô Thị Thanh Thảo (người dân tộc Ơ Đu ở bản Văng Môn), học sinh lớp 5B trường Tiểu học Nga My (Nghệ An) học bài. Ảnh: Xuân Tiến- TTXVN

Sáng ước mơ bên đại ngàn Pu Pá

Tại bản Văng Môn, được Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương quan tâm, cuộc sống của đồng bào có nhiều thay đổi, đặc biệt chính sách ưu đãi đặc thù về giáo dục, tạo tiền đề cho con em dân tộc Ơ Đu phát triển.
Bản đồ chấn tâm trận động đất. Ảnh: igp-vast.vn

Xảy ra động đất có độ lớn 4.1 tại huyện Tương Dương

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào 14  giờ 36 phút 45 giây ngày 27/12, tại toạ độ 19.072 Vĩ Bắc - 104.594 Kinh Đông, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, đã xảy ra trận động đất có độ lớn 4.1, độ sâu chấn tiêu khoảng 10 km, không gây rủi ro thiên tai.
Điểm Trường mầm non Tam Hợp tại bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp buộc phải đóng cửa vì nguy cơ sạt lở đất đá, biến báo nguy hiểm cũng được chính quyền địa phương đặt ở khu vực này. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Người dân dưới chân núi Khe Tương mong sớm được di ra khỏi vùng nguy hiểm

Sau đợt mưa lũ năm 2018, ngọn núi Khe Tương, bản Xốp Nặm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An) bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đất đá ở chân núi trở nên mềm nhũn, phía trên cao, hàng chục tảng đá bị xói gốc có thể lăn xuống bất cứ lúc nào. Thế nhưng vì thiếu kinh phí di dời, 19 hộ với 73 nhân khẩu ở dưới chân núi phải bám trụ, mỗi khi mưa lớn kéo dài họ lại cùng nhau đi xin ở nhờ bởi đất đá có thể sạt lở xuống bất cứ lúc nào.
Họp khẩn chống dịch COVID-19 khi huyện Tương Dương khi xuất hiện 3 ca bệnh COVID-19 tại cộng đồng. Ảnh: yte.nghean.gov.vn

Ba trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở miền núi tỉnh Nghệ An chưa rõ nguồn lây

Liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vừa mới được phát hiện tại bản Chằm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, sáng 14/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Tương Dương phối hợp với Sở Y tế Nghệ An khẩn trương khai thác, điều tra, truy vết những đối tượng có nguy cơ cao, để khoanh vùng, tránh nguy cơ lây lan dịch diện rộng; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan; cách ly các đối tượng F1, F2...