Ninh Thuận hiện có hai di tích cấp quốc gia đặc biệt gồm cụm tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai, 12 di tích cấp quốc gia, 34 di tích cấp tỉnh. Các di tích này là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích gặp rất nhiều khó khăn khi hàng loạt các di tích đang bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Trong số các di tích đã được xếp hạng, cụm tháp Hòa Lai nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc) được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2016. Dù có người trông coi, quản lý nhưng toàn bộ khuôn viên của tháp cỏ dại mọc um tùm, che kín cả lối đi từ tháp Nam sang tháp Bắc. Dấu tích khảo cổ học được khai quật của tháp giữa cũng đang bị bao phủ bởi cỏ dại. Các dây điện dẫn vào thắp sáng các tháp sà xuống đất nằm lẫn với cỏ dại rất nguy hiểm, bên trong tháp trở thành nơi trú ngụ của côn trùng.
Cụm tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai được tu bổ, gia cố nhiều đợt qua nhiều năm nhưng vì đã trải qua thời gian tồn tại cả nghìn năm, một số hạng mục của tháp tiếp tục bị hư hỏng, ngày càng xuất hiện nhiều mảng tường bị mủn nát, bong rộp, kè quanh chân tháp lún nứt.
Theo ngành Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, hiện trên địa bàn có 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo đã được xếp hạng đang trong tình trạng xuống cấp. Một số hạng mục của di tích có nguy cơ đổ sụp. Đình Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2001, trải qua 5 lần trùng tu, tôn tạo một số hạng mục từ năm 2005 đến nay với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và nhân dân đóng góp nhưng hiện mái ngói của nhà chánh điện và nhà tiền hiền đều bị dột khi trời mưa. Các đòn kèo nhà chánh điện đã bị mục và hư hỏng nặng có khả năng đổ sập gây nguy hiểm trong việc cúng tế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó Trưởng Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cho biết: Các di tích kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo tại Ninh Thuận đều có niên đại trên dưới 200 năm, trong khi đó kết cấu bộ khung kiến trúc chủ yếu làm bằng gỗ phải trải qua thời gian sử dụng lâu dài và chịu sự khắc nghiệt của thời tiết nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và độ bền bỉ của công trình.
Do hạn chế về nguồn kinh phí, kể cả kinh phí của Trung ương và địa phương, các di tích chỉ được phân bổ nguồn vốn rất ít cho quá nhiều hạng mục, công trình đang xuống cấp cần thiết phải trùng tu. Khi được phê duyệt, phải ưu tiên trùng tu, gia cố chống xuống cấp ở những kết cấu quan trọng của kiến trúc và những công trình, hạng mục đang xuống cấp nghiêm trọng là chủ yếu. Sau một thời gian, các hạng mục đã xuống cấp chưa được trùng tu tiếp tục ảnh hưởng tới kết cấu nhiều hạng mục khác của di tích.
Tại Ninh Thuận, trong số 34 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, từ năm 2006 – 2015 chỉ có ba di tích là đình Từ Tâm, đền thờ Đức Thánh Trần, nhà Nguyễn Hữu Hương được trùng tu một số hạng mục từ nguồn kinh phí của tỉnh do đã xuống cấp nặng. 30 di tích cấp tỉnh còn lại do không có kinh phí trùng tu nên đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị phai mờ dấu tích xưa.
Bên cạnh đó, công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, di tích ở cấp xã, phường còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực am hiểu về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Các thôn, làng tự cử người đứng ra quản lý, bảo vệ di tích. Ngoài ra, nguồn vốn huy động xã hội hóa cho trùng tu di tích cũng còn nhiều hạn chế nên việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Thuận đã có kế hoạch trùng tu, chống xuống cấp di tích giai đoạn 2017 – 2015 với tổng kinh phí thực hiện gần 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách của tỉnh đang rất khó khăn, trong khi vốn thực hiện bảo tồn di tích của Trung ương cũng rất hạn hẹp nên chưa bố trí được kinh phí tu sửa. Các địa phương hầu như không có kinh phí cho hạng mục trùng tu, chống xuống cấp di tích. Nhiều di tích vẫn đang tiếp tục xuống cấp.
Để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, góp phần phục vụ phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, Ninh Thuận cần khảo sát, đánh giá thực trạng cụ thể cho từng di tích để có những định hướng phù hợp cho việc đầu tư ngân sách chống xuống cấp. Trước hết, cần ưu tiên đầu tư, tôn tạo bằng ngân sách Nhà nước đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng và các di tích đang xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ. Đồng thời, các địa phương khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, cá nhân vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ngành Văn hóa sớm có phương án phối hợp các đơn vị, cơ quan nghiên cứu khoa học sử dụng những phương tiện, kỹ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại để trùng tu chống xuống cấp di tích, nhằm giữ gìn các yếu tố nguyên gốc mang bản sắc, đặc trưng riêng của từng di tích.
Các địa phương, bảo tàng tỉnh, trung tâm nghiên cứu văn hóa trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích; tuyên truyền về giá trị các mặt của di tích bằng những hình thức phù hợp, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong cộng đồng.
Đối với các di tích có thể khai thác, phục vụ cho du lịch, Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đồng bộ về cơ sở hạng tầng, kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh và các địa phương lân cận để thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của di sản.
Trong số các di tích đã được xếp hạng, cụm tháp Hòa Lai nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc) được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt vào cuối năm 2016. Dù có người trông coi, quản lý nhưng toàn bộ khuôn viên của tháp cỏ dại mọc um tùm, che kín cả lối đi từ tháp Nam sang tháp Bắc. Dấu tích khảo cổ học được khai quật của tháp giữa cũng đang bị bao phủ bởi cỏ dại. Các dây điện dẫn vào thắp sáng các tháp sà xuống đất nằm lẫn với cỏ dại rất nguy hiểm, bên trong tháp trở thành nơi trú ngụ của côn trùng.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Đình Thuận Hòa xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN |
Theo ngành Văn hóa tỉnh Ninh Thuận, hiện trên địa bàn có 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo đã được xếp hạng đang trong tình trạng xuống cấp. Một số hạng mục của di tích có nguy cơ đổ sụp. Đình Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước) được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2001, trải qua 5 lần trùng tu, tôn tạo một số hạng mục từ năm 2005 đến nay với tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và nhân dân đóng góp nhưng hiện mái ngói của nhà chánh điện và nhà tiền hiền đều bị dột khi trời mưa. Các đòn kèo nhà chánh điện đã bị mục và hư hỏng nặng có khả năng đổ sập gây nguy hiểm trong việc cúng tế.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó Trưởng Phòng Quản lý Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cho biết: Các di tích kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo tại Ninh Thuận đều có niên đại trên dưới 200 năm, trong khi đó kết cấu bộ khung kiến trúc chủ yếu làm bằng gỗ phải trải qua thời gian sử dụng lâu dài và chịu sự khắc nghiệt của thời tiết nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và độ bền bỉ của công trình.
Do hạn chế về nguồn kinh phí, kể cả kinh phí của Trung ương và địa phương, các di tích chỉ được phân bổ nguồn vốn rất ít cho quá nhiều hạng mục, công trình đang xuống cấp cần thiết phải trùng tu. Khi được phê duyệt, phải ưu tiên trùng tu, gia cố chống xuống cấp ở những kết cấu quan trọng của kiến trúc và những công trình, hạng mục đang xuống cấp nghiêm trọng là chủ yếu. Sau một thời gian, các hạng mục đã xuống cấp chưa được trùng tu tiếp tục ảnh hưởng tới kết cấu nhiều hạng mục khác của di tích.
Tại Ninh Thuận, trong số 34 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, từ năm 2006 – 2015 chỉ có ba di tích là đình Từ Tâm, đền thờ Đức Thánh Trần, nhà Nguyễn Hữu Hương được trùng tu một số hạng mục từ nguồn kinh phí của tỉnh do đã xuống cấp nặng. 30 di tích cấp tỉnh còn lại do không có kinh phí trùng tu nên đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị phai mờ dấu tích xưa.
Bên cạnh đó, công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, di tích ở cấp xã, phường còn nhiều khó khăn do thiếu nguồn nhân lực am hiểu về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Các thôn, làng tự cử người đứng ra quản lý, bảo vệ di tích. Ngoài ra, nguồn vốn huy động xã hội hóa cho trùng tu di tích cũng còn nhiều hạn chế nên việc bảo tồn và phát huy các giá trị di tích chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Thuận đã có kế hoạch trùng tu, chống xuống cấp di tích giai đoạn 2017 – 2015 với tổng kinh phí thực hiện gần 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách của tỉnh đang rất khó khăn, trong khi vốn thực hiện bảo tồn di tích của Trung ương cũng rất hạn hẹp nên chưa bố trí được kinh phí tu sửa. Các địa phương hầu như không có kinh phí cho hạng mục trùng tu, chống xuống cấp di tích. Nhiều di tích vẫn đang tiếp tục xuống cấp.
30 trong số 34 di tích cấp tỉnh của Ninh Thuận do không có kinh phí trùng tu nên đang xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ bị phai mờ dấu tích xưa. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN |
Để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, góp phần phục vụ phát triển du lịch, kinh tế, xã hội, Ninh Thuận cần khảo sát, đánh giá thực trạng cụ thể cho từng di tích để có những định hướng phù hợp cho việc đầu tư ngân sách chống xuống cấp. Trước hết, cần ưu tiên đầu tư, tôn tạo bằng ngân sách Nhà nước đối với các di tích thuộc loại hình lịch sử cách mạng và các di tích đang xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ. Đồng thời, các địa phương khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, cá nhân vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Bên cạnh đó, ngành Văn hóa sớm có phương án phối hợp các đơn vị, cơ quan nghiên cứu khoa học sử dụng những phương tiện, kỹ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại để trùng tu chống xuống cấp di tích, nhằm giữ gìn các yếu tố nguyên gốc mang bản sắc, đặc trưng riêng của từng di tích.
Các địa phương, bảo tàng tỉnh, trung tâm nghiên cứu văn hóa trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích; tuyên truyền về giá trị các mặt của di tích bằng những hình thức phù hợp, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong cộng đồng.
Đối với các di tích có thể khai thác, phục vụ cho du lịch, Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh đầu tư đồng bộ về cơ sở hạng tầng, kết nối di tích với các danh lam thắng cảnh và các địa phương lân cận để thu hút khách du lịch tới tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của di sản.
Nguyễn Thành