Ông Katơr Quỳnh (xã Phước Bình, huyện Bác Ái) với mô hình trồng bưởi da xanh cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Ông Katơr Quỳnh – đảng viên người Raglai gương mẫu trong các phong trào

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nơi có trận địa “Bẫy đá Pi năng Tắc” nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ông Katơr Quỳnh (sinh năm 1967, đồng bào Raglai) đã sớm hình thành tinh thần chịu khó học tập, dám nghĩ, dám làm, gương mẫu đi đầu trong các phong trào của địa phương.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu ở miền núi Khánh Hòa

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu ở miền núi Khánh Hòa

Trong bối cảnh hội nhập, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các giá trị văn hóa ở đây là di sản quý báu, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hai huyện này nổi tiếng với nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Raglai và các dân tộc khác. Những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và các làn điệu dân gian không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa mà còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, giúp quảng bá hình ảnh của vùng đất phía Tây Khánh Hòa.

Già làng ở Khánh Sơn giữ nếp văn hóa truyền thống

Già làng ở Khánh Sơn giữ nếp văn hóa truyền thống

Ngược lên vùng núi cao Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, sáng sớm mây trắng giăng kín buôn làng. Khi khói bếp bắt đầu tỏa lên cao cũng là lúc những già làng nơi đây bắt đầu công việc thường nhật là chế tác những dụng cụ phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng. Đặc biệt hơn cả là tạo ra những cây đàn Chapi, sáo, khèn bầu - nhạc cụ đặc trưng của người đồng bào Raglai.

Gương làm kinh tế giỏi của đồng bào Raglai

Gương làm kinh tế giỏi của đồng bào Raglai

Sống trên vùng đất có khí hậu khô nóng quanh năm, đất đai cằn cỗi nhưng với bản lĩnh, quyết tâm không khuất phục nghèo khó, anh Chamaléa Hơ (44 tuổi, người Raglai ở xã Phước Trung, huyện miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp.
“ATM gạo” nghĩa tình về với buôn làng Raglai

“ATM gạo” nghĩa tình về với buôn làng Raglai

Như một sự lan tỏa, chương trình “ATM gạo” đã đến với huyện miền núi Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hoà) sau khi có mặt tại nhiều điểm ở thành phố Nha Trang. Điểm phát gạo nghĩa tình như cơn mưa giải hạn cho những buôn làng người Raglai ở Khánh Vĩnh vốn đang chịu nhiều khó khăn từ dịch COIVD – 19 và cả tình trạng hạn hán đang diễn ra.
Lễ bỏ mả của người Raglai

Lễ bỏ mả của người Raglai

Vừa qua, trong khuôn khổ Lễ hội nho và vang Ninh Thuận 2019, lần đầu tiên lễ bỏ mả của đồng bào dân tộc Raglai được tái hiện tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc - địa phương có trên 1.000 hộ dân, hơn 97% là người Raglai.
Người giữ hồn cây đàn Chapi

Người giữ hồn cây đàn Chapi

“... Ở nơi ấy, họ đang sống cuộc sống bình yên/Ai nghèo cũng có cây đàn Chapi/Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai...”. Tiếng hát cất lên từ ngôi nhà sàn “bay” qua cửa sổ hòa vào không gian, bồng bềnh theo gió làm nao lòng du khách...
Lễ cúng tổ tiên, một trong những nghi thức quan trọng trong đám cưới của người Raglai thường được tổ chức tại nhà cô dâu. Ảnh: Nam Sương

Đám cưới của người Raglai

Người Raglai thường tổ chức đám cưới vào tháng giêng, 10 và 11 âm lịch. Đây là nghi lễ quan trọng, phản ánh vai trò của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và thể hiện một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Raglai.
Đám cưới diễn ra ở nhà trai. Ảnh: Nam Sương

Tái hiện Lễ cưới của đồng bào dân tộc Raglai

Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) ngày 20/5/2018, đồng bào dân tộc Raglai ở huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện lại Lễ cưới truyền thống của dân tộc mình.
Đi tìm sắc phục Raglai

Đi tìm sắc phục Raglai

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là một trong những chỉ dấu quan trọng để nhận biết tộc người. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người. Chính vì lẽ đó, các nhà văn hoá dân gian đã có một hành trình đi tìm sắc phục Raglai.
Văn hóa Raglai – bảo tồn và phát triển!

Văn hóa Raglai – bảo tồn và phát triển!

Dân tộc Raglai hiện có khoảng 130.000 người sinh sống chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận và một số ít tại tỉnh Lâm Đồng. Trong đó, tỉnh Ninh Thuận chiếm gần 60% - với gần 60.000 người sinh sống.